[In trang]
Đầu tư cho KHCN khu vực tư nhân còn hạn chế
Thứ năm, 14/12/2017 - 09:01
Tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam 2017, Đại diện Bộ Khoa học công nghệ cho biết, hiện, đầu tư cho KHCN chủ yếu nằm ở khu vực nhà nước, khu vực tư nhân mới bước đầu. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay, tham gia thị trường quốc tế, … thì nâng cao chất lượng đầu tư cho KHCN là yếu tố DN cần đặc biệt quan tâm.

Tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam 2017, Đại diện Bộ Khoa học công nghệ cho biết, hiện, đầu tư cho KHCN chủ yếu nằm ở khu vực nhà nước, khu vực tư nhân mới bước đầu. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay, tham gia thị trường quốc tế, … thì nâng cao chất lượng đầu tư cho KHCN là yếu tố DN cần đặc biệt quan tâm.

Báo cáo VN 2035 có viết: “Muốn đạt được khát vọng trước hết phải tập trung nhiều hơn vào nâng cao năng suất hiện đang rơi vào xu thế suy giảm. Trong đó các nhà kinh tế đều thống nhất rằng tuyệt đại bộ phận các nước không có khả năng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình dù có tăng trưởng nhanh hay không gần như do năng suất chất lượng đình trệ”.


Theo đại diện Bộ KHCN, qua các phần trình bày trong diễn đàn, đa phần diễn giả nói đến vai trò của đổi mới sáng tạo, KHCN trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và nâng cao năng suất chất lượng nói riêng.

Trong đó, Tiến sĩ Rajah Rasiah – GS về phát triển quốc tế, Đại học Malaysia, Cố vấn cao cấp UN/UNDP tại Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm các nước như  Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… Chúng tôi rất đồng tình với hai kiến nghị của bài trình bày này đó là tăng cường năng lực cạnh tranh và hạ tầng khoa học kỹ thuật trong đó nhấn mạnh đến chi phí cho nghiên cứu khoa học công nghệ mà ông Rajah dẫn ra tại Thái Lan là 0.6%GDP tương tự như VN chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, tại một báo cáo mới công bố gần đây ngày 22/11/2017 của OECD với bối cảnh CMCN 4.0 Thái Lan cũng đặt mục tiêu tăng chi phí cho khoa học công nghệ từ 0,6% đến 4% cho những năm tiếp theo. Đây là 1 trong những nội dung cần quan tâm.

"Tuy nhiên, câu chuyện đổi mới thường gắn liền với chi phí lớn nên rất cần chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy phát triển nhưng phải giảm được tối đa rủi ro.", đại diện Bộ Khoa học công nghệ cho biết.

Còn theo Chia sẻ của TS Nguyễn Đình Cung đã đưa thêm 1 giải pháp nữa liên quan đến nâng cao năng suất chất lượng. "Chúng tôi mong muốn nghiên cứu này được đẩy mạnh hơn, nghiên cứu sâu hơn về giải pháp, mô hình chính sách: chính sách tài chính, thuế,…", Đại diện Bộ Khoa học công nghệ nói.

"Chúng tôi mong muốn đc chia sẻ, quan tâm đúng mức của các Bộ ngành địa phương đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ. Hiện, đầu tư cho KHCN chủ yếu nằm ở khu vực nhà nước, khu vực tư nhân mới bước đầu. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay, tham gia thị trường quốc tế, … thì nâng cao chất lượng đầu tư cho KHCN là yếu tố DN cần đặc biệt quan tâm", đại diện Bộ Khoa học công nghệ cho biết.

Bộ KHCN được Chính phủ giao nhiệm vụ thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng. Đại diện Bộ KHCN đưa ra 4 giải pháp:

Thứ nhất, Hiện Việt Nam đang là thành viên của Tổ chức Năng suất Châu Á, với những kinh nghiệm quốc tế, làm sao chính phủ Việt Nam có cách tiếp cận để nâng cao năng lực của việc nghiên cứu năng suất này. Hiện VN đang nghiên cứu triển khai chương trình nâng cao năng suất chất lượng đến năm 2020, Qua 8 năm triển khai, Bộ KHCn mong muốn đc chia sẻ thêm về đổi mới cách thức triển khai, hỗ trợ năng suất chất lượng  bằng cách cung cấp gói giải pháp năng suất chất lượng cụ thể. Thay vì như hiện nay hỗ trợ các công cụ năng suất chất lượng đơn lẻ.

Thứ hai, thúc đẩy xây dựng, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn, đối sánh và thực hiện tốt năng suất phục vụ DN. Đây là cơ sở để DN từ đánh giá, nhìn nhận năng suất của DN mình và so sánh với Dn có  hoạt động tương tự làm cơ sở để áp dụng, thực hành tốt để nâng cao năng suất của DN.

Thứ ba, hoàn thiện  hệ thống tiêu chuẩn VN cho các nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực, chú trọng phát triển một số nhóm tiêu chuẩn  cho 1 số lĩnh vực quan trọng như: nhóm tiêu chuẩn phục vụ cho đô thị thông minh, sản xuất thông minh, an toàn thực phẩm , nông sản, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

Cuối cùng, là nghiên cứu và xây dựng chính sách phát triển năng suất chất lượng VN cho DN trong bối cảnh CMCN 4.0.

Theo http://enternews.vn/