[In trang]
Quy chế mới về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngành Tài chính
Thứ sáu, 19/04/2019 - 13:41
Ngày 19/4, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo khoa học về quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp bộ của Bộ Tài chính và định hướng nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2019 - 2021.
Quy chế mới về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp bộ của Bộ Tài chính quy định cụ thể, rõ ràng về quy trình đề xuất nhiệm vụ, tuyển chọn, giao nhiệm vụ KH&CN cho các tổ chức, cá nhân; quy trình kiểm tra, đánh giá, thanh lý hợp đồng KH&CN.

Ngày 19/4, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo khoa học về quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp bộ của Bộ Tài chính và định hướng nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2019 - 2021.
Thực hiện Quyết định 152/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hoạt động nghiên cứu khoa học đã đi vào nề nếp, góp phần tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong công tác quản lý và điều hành của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các quy định về quản lý khoa học ngành Tài chính được ban hành từ năm 2001 đến nay đã bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc.

Bà Lê Thị Thùy Vân - Trưởng ban Quản lý khoa họ̣c và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, 
Trong khi đó, Luật KH&CN và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN, tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN; đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quản lý các nhiệm vụ KH&CN; thu thập, đăng ký, lưu trữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN.
Chính vì vậy, mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp bộ của Bộ Tài chính. Bà Vân cho biết, quy chế mới gồm 5 chương và 27 điều, quy định cụ thể, rõ ràng về quy trình đề xuất nhiệm vụ KH&CN, quy trình tuyển chọn, giao nhiệm vụ KH&CN cho các tổ chức, cá nhân, quy trình kiểm tra, đánh giá và thanh lý hợp đồng KH&CN.
Theo đó, quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN được thực hiện theo 5 bước: Bước 1: Đề xuất, xác định danh mục; bước 2: Tuyển chọn, giao trực tiếp, thẩm định kinh phí; bước 3: Phê duyệt, giao nhiệm vụ; bước 4: Quản lý, giám sát thực hiện; bước 5: Thẩm định, đánh giá nghiệm thu, sử dụng kết quả nghiên cứu.
Quy chế mới quy định 2 phương thức giao nhiệm vụ KH&CN là tuyển chọn và giao trực tiếp. Phương thức tuyển chọn áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nhiều tổ chức, cá nhân có khả năng tham gia.
Phương thức giao trực tiếp áp dụng đối với nhiệm vụ  KH&CN thuộc bí mật quốc gia, đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng; nhiệm vụ KH&CN đột xuất; nhiệm vụ KH&CN mà chỉ có một tổ chức có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó.
Theo bà Lê Thị Thùy Vân - Trưởng ban Quản lý khoa họ̣c và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, quy chế mới đặt ra yêu cầu chung đối với nhiệm vụ KH&CN cấp bộ là không trùng lặp về nội dung với các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong 3 năm trước liền kề. Cùng với đó, kết quả của các nhiệm vụ KH&CN phải có tính khả thi và khả năng ứng dụng, không vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ, các phát minh sáng chế trong và ngoài nước đã được các cơ quan bảo hộ sở hữu trí tuệ công nhận. Nhiệm vụ KH&CN cấp bộ có dự toán kinh phí phù hợp với nhiệm vụ và khả năng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và các quy định về tài chính hiện hành./.
Hoài An