[In trang]
Đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001
Thứ năm, 06/06/2019 - 10:14
Ngày 29/5/2019, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 trong hệ thống các chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam với sự tham dự của các chi cục đo lường cùng các tổ chức chứng nhận.
Ngày 29/5/2019, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 trong hệ thống các chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam với sự tham dự của các chi cục đo lường cùng các tổ chức chứng nhận.
Quang cảnh hội thảo
Ngày 6/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Để triển khai Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, ngày 24/02/2017, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 289/QĐ-BKHCN về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, trong đó giao Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện chỉ số “số chứng chỉ ISO 9001/tỷ $PPP GDP” và chỉ số “số chứng chỉ ISO 14001/tỷ $PPP GDP” trong hệ thống các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam. Hội thảo được tổ chức nhằm hoàn thiện đề xuất các giải pháp cải thiện những chỉ số này.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo Tham luận về thực trạng xây dựng, áp dụng và chứng nhận ISO 9001, ISO 14001 của doanh nghiệp và báo cáo Tham luận đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số “Số chứng chỉ ISO 9001/tỷ $ PPP GDP” & chỉ số “Số chứng chỉ ISO 14001/tỷ $ PPP GDP”. 
Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự cũng đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện đề xuất các giải pháp cải thiện các chỉ số nói trên. Đề xuất những giải pháp cụ thể, một số đại biểu cho biết: Để góp phần cải thiện các chỉ số chứng chỉ phải tạo điều kiện đầu tư cho tổ chức, doanh nghiệp có năng lực, điều kiện; đồng thời giảm đầu tư nhà nước, phải đảm bảo tính minh bạch của hoạt động chứng nhận, đánh giá sự phù hợp nhằm tạo ra một đội ngũ, lực lượng đánh giá chứng nhận có thể đáp ứng theo nhu cầu doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển thương mại.
Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trong báo cáo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2018, Việt Nam đứng vị trí 45/126 quốc gia, nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện tăng 2 bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016. Quan trọng hơn, chỉ số “Số chứng chỉ ISO 14001/tỷ $PPP GDP” của Việt Nam lần lượt đạt giá trị 2,3, điểm 16,56, xếp thứ 46; và chỉ số “Số chứng chỉ ISO 9001/tỷ $PPP GDP” của Việt Nam đạt giá trị 8,7, điểm 20,78, xếp thứ 40.
Tuy nhiên, để tiếp tục cải thiện các chỉ số nói trên, các giải pháp vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, đề xuất.
Bảo Linh