Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 28/03/2024 | 23:53

Thứ năm, 28/03/2024 | 23:53

HỎI ĐÁP VỀ THÔNG TƯ 21

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới

Câu hỏi liên quan

Avata

Trả lời :

1. Tại 1.3.1 QCVN 01:2017/BCT quy định “Đưa ra thị trường Việt Nam: là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may thực hiện hành vi mua bán, trao đổi, tiếp thị với tổ chức, cá nhân khác”;
Căn cứ các quy định nêu trên, cho thấy sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT là các sản phẩm thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi đưa ra thị trường Việt Nam.
QCVN không quy định cụ thể doanh nghiệp bán (nguyên vật liệu; sản phẩm) hay doanh nghiệp mua phải thực hiện việc hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR, việc này do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp gắn dấu hợp quy CR.
2. QCVN 01:2017/BCT không quy định việc miễn kiểm tra và làm công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sau 3 lần nhập khẩu liên tiếp và được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện tự công bố hợp quy được quy định cụ thể tại mục 3.1 nội dung 3. Quy định về quản lý của QCVN 01:2017/BCT.
Để tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện, Bộ Công Thương đã hướng dẫn cụ thể tại các văn bản số 3912/BCT-KHCN ngày 21 tháng 5 năm 2018; số 7993/BCT-KHCN ngày 02 tháng 10 năm 2018; số 939/BCT-KHCN ngày 15 tháng 02 năm 2019 (các văn bản này đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương).
Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các quy định tại QCVN 01:2017/BCT và các hướng dẫn tại các văn bản nêu trên để tổ chức thực hiện nhằm tiết kiệm thời gian, kinh phí nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Tại mục 4.1.2. QCVN 01:2017/BCT quy định: Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Quy chuẩn.
Việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm sẽ được Tổng cục Quản lý thị trường lên kế hoạch, tổ chức thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền của Tổng cục Quản lý thị trường đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Kết quả thực hiện sẽ được báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương.

Avata

Trả lời :

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, các sản phẩm dệt may (thuộc Phụ lục 1 kèm theo QCVN), khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam (người dân Việt Nam sử dụng) phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR. Nếu sản phẩm không đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam thì không phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.
Trường hợp, công ty nhập khẩu hàng hóa sau đó bán cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, chế xuất, việc thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR tùy thuộc vào mục đích sử dụng sản phẩm:
- Nếu doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất mua sản phẩm để sau đó đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì các sản phẩm đó phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR;
QCVN không quy định cụ thể doanh nghiệp bán (nguyên vật liệu; sản phẩm) hay doanh nghiệp mua phải thực hiện việc hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR, việc này do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp gắn dấu hợp quy CR.
- Nếu doanh nghiệp trong khu chế xuất mua sản phẩm để sử dụng nội bộ (không đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam), thì không bắt buộc phải thực hiện hợp quy, tuy nhiên Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp nên kiểm tra chất lượng sản phẩm (hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo) theo các chỉ tiêu quy định tại QCVN để bảo vệ người sử dụng.

Avata

Trả lời :

Thông tư 21/2017/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehy và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017/BCT).
Tại Khoản 3.1. QCVN: 01/2017/BCT quy định“Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tạiQuy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR) …”
Hồ sơ công bố hợp quy, trình tự thủ tục công bố hợp quy được quy định tại Phần 3. Quy định về quản lý của QCVN: 01/2017/BCT.

Avata

Trả lời :

Khái niệm đối tượng hàng hóa kiểm tra chuyên ngành được nêu tại Điều 35, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và được quy định cụ thể tại Khoản 5, Điều 3, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật Hải quan, cụ thể như sau: "Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật". Như vậy, kiểm tra chuyên ngành là hoạt động gắn liền với thủ tục hải quan khi thông quan hàng hóa. Hiện nay, Bộ Công Thương không quy định việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với những sản phẩm dệt may trong lĩnh vực quản lý được Chính phủ phân công.
Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ Công Thương không quy định việc kiểm tra chuyên ngành đối với các sản phẩm dệt may trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan khi thông quan hàng hóa. Thông tư này quy định về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam. Do đó, các mặt hàng được quy định theo Thông tư 21 không phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan hàng hóa.

Avata

Trả lời :

Mục 3.1 Quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT quy định “ Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR)”.
Dấu CR gắn trên sản phẩm là dấu hiệu để nhận biết hàng hóa, sản phẩm đã được kiểm tra, chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT.
Để có thể mua được sản phẩm đã được kiểm tra, chứng nhận hợp quy (đạt yêu cầu về chất lượng), người tiêu dùng kiểm tra xem sản phẩm đã được gắn dấu CR chưa (nếu có dấu CR tức là sản phẩm đã được kiểm tra, chứng nhận hợp quy; nếu không có thì có thể sản phẩm chưa được kiểm tra, chứng nhận hợp quy), trong trường hợp này người tiêu dùng (người mua) có thể hỏi người bán hàng hoặc chủ của hàng. Người tiêu dùng (người mua) quyết định việc có mua sản phẩm hay không.

Avata

Trả lời :

Tại 1.3.1 QCVN 01:2017/BCT quy định “Đưa ra thị trường Việt Nam: là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may thực hiện hành vi mua bán, trao đổi, tiếp thị với tổ chức, cá nhân khác”;
Căn cứ các quy định nêu trên, cho thấy sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT là các sản phẩm thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi đưa ra thị trường Việt Nam, các sản phẩm dệt may để xuất khẩu ra nước ngoài, không thuộc đối tượng điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT, hay nói cách khác các sản phẩm này không bắt buộc phải công bố hợp quy, gắn nhãn CR theo quy định tại Thông tư số 21.
QCVN không quy định cụ thể doanh nghiệp bán (nguyên vật liệu; sản phẩm) hay doanh nghiệp mua phải thực hiện việc hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR, việc này do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp gắn dấu hợp quy CR.
Việc công bố hợp quy cho nguyên liệu nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp may giảm chi phí công bố hợp quy cho sản phẩm cuối cùng. Các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu đã công bố hợp quy không phải lấy mẫu mà chỉ căn cứ trên kế hoạch sản xuất để công bố hợp quy cho các dòng sản phẩm may từ nguyên liệu này, điều này tiết kiệm cho doanh nghiệp tiền thử nghiệm và không phải lấy mẫu từ sản phẩm hoàn thiện để đánh giá hợp quy.

Avata

Trả lời :

1. Thủ tục gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương được quy định tại Thông tư 21 (Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật). Trong trường hợp Công ty không thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật (ở đây là quy định về thủ tục công bố hợp quy tại Thông tư 21) sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (cụ thể tại điểm b Khoản 3 Điều 19).
2. Tại mục 4 QCVN 01:2017/BCT quy định: “Trách nhiệm và tổ chức thực hiện”, cụ thể như sau:
- Trách nhiệm của Tổng cục Quản lý thị trường:
Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Quy chuẩn;
- Trách nhiệm của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Tiếp nhận công bố hợp quy và đăng trên cổng thông tin của Sở;
+ Báo cáo Bộ Công Thương số lượng sản phẩm công bố hợp quy vào tuần cuối cùng của quý II và quý IV hàng năm. (theo mẫu báo cáo số 02 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chuẩn này).
Căn cứ quy định nêu trên cho thấy, Sở Công Thương không có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra Doanh nghiệp về việc thực hiện TT 21.

Avata

Trả lời :

1. Tại 1.3.1 QCVN 01:2017/BCT quy định “Đưa ra thị trường Việt Nam: là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may thực hiện hành vi mua bán, trao đổi, tiếp thị với tổ chức, cá nhân khác”;
Căn cứ các quy định nêu trên, cho thấy sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT là các sản phẩm thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi đưa ra thị trường Việt Nam.
QCVN không quy định cụ thể doanh nghiệp bán (nguyên vật liệu; sản phẩm) hay doanh nghiệp mua phải thực hiện việc hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR, việc này do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp gắn dấu hợp quy CR.
2. QCVN 01:2017/BCT không quy định việc miễn kiểm tra và làm công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sau 3 lần nhập khẩu liên tiếp và được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện tự công bố hợp quy được quy định cụ thể tại mục 3.1 nội dung 3. Quy định về quản lý của QCVN 01:2017/BCT.
Để tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện, Bộ Công Thương đã hướng dẫn cụ thể tại các văn bản số 3912/BCT-KHCN ngày 21 tháng 5 năm 2018; số 7993/BCT-KHCN ngày 02 tháng 10 năm 2018; số 939/BCT-KHCN ngày 15 tháng 02 năm 2019 (các văn bản này đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương).
Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các quy định tại QCVN 01:2017/BCT và các hướng dẫn tại các văn bản nêu trên để tổ chức thực hiện nhằm tiết kiệm thời gian, kinh phí nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Tại mục 4.1.2. QCVN 01:2017/BCT quy định: Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Quy chuẩn.
Việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm sẽ được Tổng cục Quản lý thị trường lên kế hoạch, tổ chức thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền của Tổng cục Quản lý thị trường đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Kết quả thực hiện sẽ được báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương.

Avata

Trả lời :

Khoản 3.1. QCVN: 01/2017/BCT quy định“Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR) …”
Căn cứ quy định nêu trên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, các sản phẩm dệt may thuộc Phụ lục 1 kèm theo QCVN (trừ các sản phẩm có mã HS 9619), khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR. Nếu sản phẩm đó không đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam (để xuất khẩu) thì không phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.
Trong trường hợp cụ thể Công ty đã trao đổi ở trên, cho thấy Công ty không phải thực hiện công bố hợp quy và dán nhãn CR cho vải trước khi đưa hàng ra khỏi nhà máy để giao cho khách hàng. Công ty cần phải có biện pháp quản lý để đảm bảo thông tin Công ty đã cam kết “cả nguyên liệu vải và quần áo sản xuất ra người Việt Nam đều không sử dụng”.

Avata

Trả lời :

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, các sản phẩm dệt may (thuộc Phụ lục 1 kèm theo QCVN), khi đưa ra mua bán, trao đổi, tiếp thị trên thị trường Việt Nam (người dân Việt Nam sử dụng) phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR. Nếu sản phẩm không đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam thì không phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR.
Trường hợp, công ty nhập khẩu hàng hóa sau đó bán cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, chế xuất, việc thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR tùy thuộc vào mục đích sử dụng sản phẩm:
- Nếu doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất mua sản phẩm để sau đó đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì các sản phẩm đó phải thực hiện hợp quy, công bố hợp quy và dán nhãn CR;
QCVN không quy định cụ thể doanh nghiệp bán (nguyên vật liệu; sản phẩm) hay doanh nghiệp mua phải thực hiện việc hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR, việc này do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp gắn dấu hợp quy CR.
- Nếu doanh nghiệp trong khu chế xuất mua sản phẩm để sử dụng nội bộ (không đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam), thì không bắt buộc phải thực hiện hợp quy, tuy nhiên Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp nên kiểm tra chất lượng sản phẩm (hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo) theo các chỉ tiêu quy định tại QCVN để bảo vệ người sử dụng.

Avata

Trả lời :

Điều 1 Quyết định số 765/QĐ-BCT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Quyết định số 765/QĐ-BCT) quy định “Công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương tại Phụ lục kèm theo Quyết định này. Các tổ chức, cá nhân không phải nộp cho cơ quan Hải quan chứng từ liên quan đến kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với các sản phẩm, hàng hóa tại Phụ lục kèm theo Quyết định này để thông quan hàng hóa”.
Theo đó, các sản phẩm dệt may (kèm theo mã HS) tại Phụ lục của Quyết định số 765/QĐ-BCT đã được cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo Thông tư số 23/2016/TT-BCT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Do đó, các sản phẩm, hàng hoá dệt may tại phụ lục kèm theo Quyết định số 765/QĐ-BCT không phải thực hiện đăng ký kiểm tra trước thông quan hàng hoá.

Avata

Trả lời :

Thông tư 21/2017/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehy và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017/BCT).
Tại Khoản 3.1. QCVN: 01/2017/BCT quy định“Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tạiQuy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR) …”
Hồ sơ công bố hợp quy, trình tự thủ tục công bố hợp quy được quy định tại Phần 3. Quy định về quản lý của QCVN: 01/2017/BCT.

Avata

Trả lời :

Mẫu ngẫu nhiên: là mẫu được lấy ngẫu nhiên từ một mặt hàng trong lô hàng hóa đăng ký công bố hợp quy
Sản phẩm dệt may là sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia công, ví dụ như: áo, quần, đầm ….
“Mặt hàng dệt may” trong Thông tư số 21/2017/TT-BCT được hiểu như một dòng sản phẩm dệt may có cùng nguyên liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hoàn tất và được sản xuất tại cùng một cơ sở,
Ví dụ như: các sản phẩm như áo, quần, đầm được may từ vải 100% cotton; các sản phẩm trên có cùng: kiểu dệt là vải dệt kim, mầu sắc, do một nhà sản xuất; khi lấy mẫu chỉ lấy 01 mẫu từ một trong ba sản phẩm.

Avata

Trả lời :

Theo quy định, sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải chứng nhận và dán nhãn hợp quy. Việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm cuối cùng (quần áo được sản xuất từ nguyên liệu là vải thành phẩm đã được chứng nhận hợp quy) phải dựa trên kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp (cơ sở may mặc) từ các nguyên liệu đó và quy trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Trường hợp 1. Quy trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng cơ sở may mặc (doanh nghiệp sản xuất) chỉ đơn thuần là cắt và may (không bổ sung công đoạn mà trong đó có sử dụng hóa chất như công đoạn làm mềm, nhuộm màu, in hoa, …): Doanh nghiệp thực hiện việc công bố hợp quy, gắn nhãn CR cho các sản phẩm này (sản phẩm cuối cùng) khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp không phải lấy mẫu thử nghiệm.
Trường hợp 2. Quy trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng cơ sở may mặc (doanh nghiệp sản xuất) có bổ sung công đoạn mà trong đó có sử dụng hóa chất như công đoạn làm mềm, nhuộm màu, in hoa, …: Doanh nghiệp cần phải lấy mẫu thử nghiệm, thực hiện việc công bố hợp quy, gắn nhãn CR cho các sản phẩm cuối cùng này khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam (áp dụng quy trình như đối với sản phẩm chưa được kiểm tra vải nguyên liệu).

Avata

Trả lời :

Tại Khoản 3.1.2.1. “Hồ sơ công bố hợp quy” của quy chuẩn QCVN:01/2017/BCT, doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc cổng thông tin một cửa của Sở Công Thương của tỉnh.
Căn cứ Điều 15 tại Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BKHCN ngày 28 tháng 8 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương đã có hướng dẫn:“Sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy Sở Công Thương có văn bản trả lời doanh nghiệp (đối với trường hợp hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ hoặc không hợp lệ) hoặc đăng tải trên cổng thông tin của Sở (đối với trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, hợp lệ)”.
Theo hướng dẫn nêu trên, căn cứ câu hỏi của doanh nghiệp có thể chia thành 02 trường hợp sau:
-Trường hợp 1:Trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy Sở Công Thương có văn bản trả lời doanh nghiệp (đối với trường hợp hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ hoặc không hợp lệ): Doanh nghiệp chưa được phép mang hàng ra bán, doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vi phạm.
-Trường hợp 2:Sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy Sở Công Thương không có văn bản trả lời doanh nghiệp: Doanh nghiệp được phép mang hàng ra bán, Sở Công Thương phải chịu trách nhiệm về việc chậm trả lời doanh nghiệp. Nếu quá05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy Sở Công Thương mới có văn bản trả lời doanh nghiệp (đối với trường hợp hồsơ công bố hợp quy không đầy đủ hoặc không hợp lệ), doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ này.
Trong trường hợp này, đề nghị doanh nghiệp phản hồi về Bộ Công Thương (kèm theo tài liệu minh chứng) để Bộ trao đổi với Sở Công Thương.

Avata

Trả lời :

1. Có hai cách hiểu về lô hàng. Theo như câu hỏi, lô hàng doanh nghiệp đề cập là lô hàng nhập khẩu và làm thủ tục hải quan riêng.
Theo quy định tại mục 1.3.4 QCVN: 01/2017/BCT quy định “Lô hàng hóa đăng ký công bố hợp quy: là tập hợp các mặt hàng dệt may đăng ký công bố hợp quy trong cùng một đợt”.
Lô hàng hóa đăng ký công bố hợp quy không gắn với khái niệm lô hàng làm thủ tục nhập khẩu. Do vậy, việc đánh giá công bố theo lô, doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký đánh giá các lô nhập khẩu cùng 1 lần – Một lô đăng ký công bố hợp quy.
Các sản phẩm không cùng lô công bố hợp quy, phải được thử nghiệm, công bố hợp quy riêng.
2. Có hai cách hiểu về cụm từ “mỗi sản phẩm”
Cách hiểu thứ nhất: Theo cách hiểu về chủng loại sản phẩm (ví dụ như: áo sơ mi nam được sản xuất từ tơ tằm, do một hãng sản xuất, cùng màu);
Cách hiểu thứ hai: Theo lô công bố hợp quy, ví dụ như áo sơ mi nam được sản xuất từ tơ tằm, do một hãng sản xuất, cùng màu:
- Nếu được công bố hợp quy ở lô (lô công bố hợp quy) thứ nhất - được gọi là sản phẩm A;
- Nếu được công bố hợp quy ở lô (lô công bố hợp quy) thứ hai - được gọi là sản phẩm B;
Doanh nghiệp căn cứ ý kiến trả lời ở trên về lô hàng hóa để thực hiện việc thử nghiệm, công bố hợp quy theo quy định.

Avata

Trả lời :

Điều 1 của Quyết định số 765/QĐ-BCT ngày 29 tháng 03 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, được cập nhật và chi tiết hóa đến mã HS 8 số theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Như vậy, danh mục hàng hóa này là danh mục hàng hóa đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Theo đó, các tổ chức, cá nhân không phải nộp cho cơ quan Hải quan chứng từ liên quan đến kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với các sản phẩm, hàng hóa tại Phụ lục của Quyết định này để thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật hải quan hiện hành.

Avata

Trả lời :

- Đối với sản phẩm đã có nhãn sinh thái;
+ Trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt nam phải thực hiện việc công bố hợp quy, gắn dấu CR (áp dụng đối với 02 hình thức tự công bố hợp quy hoặc công bố hợp quy thông qua tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Bộ Công Thương chỉ định). Hồ sơ, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được quy định tại QCVN:01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT;
+ Không phải lấy mẫu thử nghiệm (Giấy chứng nhận sinh thái là tài liệu trong thành phần hồ sơ công bố hợp quy).

Avata

Trả lời :

- Doanh nghiệp gửi 01 bộ Hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với Công ty.
- Doanh nghiệp cung cấp bản sao y bộ Hồ sơ công bố hợp quy đã gửi đến Sở Công Thương cho các chi nhánh, cửa hàng thuộc chuỗi hệ thống của Công ty trên toàn quốc để các chi nhánh, cửa hàng này xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi các chi nhánh, cửa hàng đặt trụ sở.

Avata

Trả lời :

Đối với sản phẩm nhập khẩu đặc thù (có số lượng ít), việc lấy mẫu thử nghiệm có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
- Cách 1: Lấy mẫu từ sản phẩm;
- Cách 2: Lấy mẫu từ mẫu vật liệu dệt để sản xuất sản phẩm trên được cung cấp kèm theo sản phẩm

Avata

Trả lời :

QCVN 01:2017/BCT đã quy định 02 hình thức công bố hợp quy, cụ thể:
- Hình thức thứ nhất: Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)
- Hình thức thứ hai: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba).
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp tự lựa chọn hình thức công bố hợp quy và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về công bố của mình.

Avata

Trả lời :

Giấy chứng nhận sinh thái do Cơ quan OEKO-TEX 100 cấp cho sản phẩm dệt may (với logo đã thay đổi) được chấp nhận phù hợp với quy định tại Thông tư số 21 khi Giấy chứng nhận bao gồm đầy đủ thông tin theo quy định.

Avata

Trả lời :

Quy chuẩn đã quy định tại mục 3.2.2. Theo đó, đối với tổ chức nước ngoài được đánh giá chỉ định theo quy định thì kết quả đánh giá được chấp nhận như đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài đã được Bộ Công Thương đánh giá, chỉ định để thực hiện việc đánh giá chất lượng.

Avata

Trả lời :

Với các dòng sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận tại nguồn (Giấy chứng nhận đạt yêu cầu chất lượng về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo theo quy định tại QCVN 01:2017/BCT): Giấy chứng nhận được sử dụng để thực hiện việc công bố hợp quy (không phải lấy mẫu thử nghiệm).

Avata

Trả lời :

Hoạt động chứng nhận và thử nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo quy định của pháp luật về quản lý giá (Luật Giá số 11/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn có liên quan), dịch vụ đánh sự phù hợp không thuộc đối tượng các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và Bộ Công Thương nói riêng phải quản lý về giá.

Do đó, Bộ Công Thương không có cơ sở pháp lý để can thiệp về mức phí dịch vụ cho các hoạt động này mà các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh. Bộ đã yêu cầu các tổ chức đánh giá sự phù hợp công khai, minh bạch chi phí đánh giá của mình để các doanh nghiệp lựa chọn tổ chức phù hợp với doanh nghiệp của mình. Bộ tiếp tục theo dõi mức phí dịch vụ của các tổ chức đã được chỉ định để nắm bắt và xử lý trong phạm vi quản lý của Bộ.

Avata

Trả lời :

Tại 1.3.1 QCVN 01:2017/BCT quy định “Đưa ra thị trường Việt Nam: là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may thực hiện hành vi mua bán, trao đổi, tiếp thị với tổ chức, cá nhân khác”;
Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định “ 7. Lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ”;
Căn cứ các quy định nêu trên, cho thấy sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT là các sản phẩm thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi đưa ra thị trường Việt Nam, các sản phẩm dệt may trong quá trình lưu thông không thuộc đối tượng điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT, hay nói cách khác các sản phẩm này trong quá trình lưu thông không bắt buộc phải công bố hợp quy, gắn nhãn CR theo quy định tại Thông tư số 21.

Avata

Trả lời :

Doanh nghiệp không phải thực hiện bất cứ thủ tục nào với cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu sản phẩm dệt may.

Avata

Trả lời :

QCVN không quy định cụ thể doanh nghiệp bán (nguyên vật liệu; sản phẩm cuối cùng) hay doanh nghiệp mua phải thực hiện việc hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR, việc này do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp gắn dấu hợp quy CR.
Vụ Khoa học và công nghệ

Avata

Trả lời :

Tại Mục 3.1.1 QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT quy định các hình thức công bố hợp quy:
- Trường hợp tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất) theo Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7 được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 28) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (Thông tư số 02).
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba) theo Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7 được quy định tại Thông tư số 28 và Thông tư số 02.
Nếu doanh nghiệp thực hiện việc chứng nhận theo phương thức 7 (theo lô) thì kết quả thử nghiệm chỉ áp dụng cho sản phẩm tương ứng ở trong lô đó; Nếu Doanh nghiệp muốn sử dụng cùng một kết quả thử nghiệm để hợp quy cho toàn bộ sản phẩm của Doanh nghiệp, thì Daonh nghiệp phải thực hiện việc chứng nhận theo phương thức 5 (quá trình sản xuất).
Trường hợp thực hiện công bố hợp quy theo phương thức 5, Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:
- Phương án 1: Thông qua một tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Bộ Công Thương chỉ định;
- Phương án 2: Tổng công ty thành lập đơn vị độc lập đáp ứng các điều kiện của tổ chức chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; được cơ quan có thẩm quyền công nhận đủ năng lực thực hiện chứng nhận theo phương thức 5 (ISO/IEC 17065) và được Bộ Công Thương chỉ định. Sau đó thông qua đơn vị này thực hiện công bố hợp quy cho các sản phẩm.
Vụ Khoa học và công nghệ

Avata

Trả lời :

Dưới góc độ kỹ thuật, màu sắc của sản phẩm được hình thành trong quá trình xử lý hoàn tất. Với các sản phẩm được tạo thành từ các nguyên liệu (thành phần xơ, sợi tạo thành vải) khác nhau sẽ sử dụng các hóa chất khác nhau. Màu sắc của sản phẩm do các loại thuốc nhuộm tạo nên, các thuốc nhuộm azo khác nhau được tạo thành từ các amin thơm khác nhau, do vậy màu sắc khác nhau của các sản phẩm sẽ liên quan đến các amin thơm khác nhau.
Đối với các sản phẩm được tạo thành từ các nguyên liệu (thành phần xơ, sợi tạo thành vải) khác nhau có cùng màu sắc, họa tiết nhưng về bản chất sản phẩm khác nhau. Đối với mỗi loại sản phẩm này cần phải lấy mẫu riêng.
Với các sản phẩm được tạo thành từ cùng nguyên liệu (cùng thành phần xơ, sợi tạo thành vải), cùng màu sắc và họa tiết nhưng có kích thước khác nhau có thể lấy 01 mẫu đại diện ứng với một kích thước.
Với các sản phẩm được tạo thành từ cùng nguyên liệu (cùng thành phần xơ, sợi tạo thành vải) nhưng có màu sắc và họa tiết khác nhau, để đáp ứng yêu cầu, các sản phẩm cần phải được phân loại, lấy mẫu thử nghiệm, hợp quy và công bố hợp quy theo màu sắc.

lên đầu trang