Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 20/04/2024 | 13:41

Thứ bảy, 20/04/2024 | 13:41

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 15:37 ngày 24/10/2017

Kinh nghiệm quốc tế trong chính sách hỗ trợ các công ty cải thiện năng suất

Để hỗ trợ các công ty cải thiện năng suất, kinh nghiệm quốc tế gần đây cho thấy cần tập trung vào các vấn đề sau đây: Quy định thị trường sản phẩm chống cạnh tranh có các hiệu ứng rộng khắp; Quy định phá sản và hiệu ứng pháp lý định hình cho cách dừng hoạt động; Các cơ chế để đảm bảo việc làm trước rủi ro của thị trường lao động; Thị trường vốn mạo hiểm.

Quy định thị trường sản phẩm chống cạnh tranh có các hiệu ứng rộng khắp

Việc loại bỏ các quy định thị trường sản phẩm (PMR) chống cạnh tranh có thể khuyến khích tăng trưởng năng suất thông qua: (i) có thêm doanh nghiệp gia nhập thị trường sẽ tăng năng suất trực tiếp do các hãng trẻ có lợi thế so sánh về những đổi mới sáng tạo cấp tiến và gián tiếp nếu có thêm áp lực để các doanh nghiệp lâu năm phải đổi mới; (ii) nhiều khúc thị trường hơn sẽ nâng cao hoạt động quản lý là phạm vi tiếp thu công nghệ; (iii) Tiếp cận các sản phẩm đầu vào dễ dàng hơn và rẻ hơn làm gia tăng lợi nhuận đầu tư. Điều này sẽ góp phần chọn lọc thị trường mạnh mẽ hơn và tăng trưởng sau khi đi vào hoạt động, do đó nâng cao khả năng của các công ty để đạt được quy mô phù hợp để tham gia thị trường toàn cầu. 

Những cải cách đối với quy định thị trường sản phẩm, đặc biệt là những quy định loại bỏ rào cản đầu vào, tạo thuận lợi cho những học hỏi hiệu quả từ các công ty tiên phong toàn cầu, nhờ lợi thế so sánh của các hãng mới trong thương mại hóa và tiếp nhận các công nghệ mới. Với mức gia tăng tăng trưởng khoảng 2 điểm phần trăm của nhóm tiên phong, ước tính tăng trưởng thị trường sản phẩm hàng năm ở quốc gia có rào cản hành chính thấp đối với doanh nghiệp (ví dụ như Thụy Điển) sẽ cao khoảng 0,2 điểm phần trăm so với một quốc gia có các rào cản như vậy khá cao (ví dụ như Hy Lạp). Các chính sách thúc đẩy cạnh tranh dẫn đến những cải thiện trong hoạt động năng suất của các hãng tiên phong quốc gia liên quan đến ngưỡng chuẩn tiên phong toàn cầu. Ví dụ, giảm bớt các rào cản nặng nề đối với doanh nghiệp sẽ làm tăng quy mô của các hãng tiên phong quốc gia trong các ngành công nghiệp thâm dụng tri thức so với các ngành công nghiệp khác, phản ánh sự phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. 

Các quy định thị trường sản phẩm cũng định hình sự lan tỏa công nghệ hiện có từ các công ty tiên phong quốc gia sang các công ty trung bình. Mức độ của tác động này cũng biến đổi tùy theo khoảng cách ban đầu của hãng đối với các hãng tiên phong quốc gia. Trong khi quy định thị trường sản phẩm ít nghiêm ngặt hơn tạo thuận lợi cho sự bắt kịp của hãng đối với các công ty tiên phong quốc gia, thì sự cải cách này dường như thúc đẩy tăng trưởng thị trường sản phẩm một cách không tương xứng đối với các hãng hoặc là gần với nhóm tiên phong hoặc là quá xa nhóm tiên phong. Những hãng xa nhóm tiên phong phù hợp với những nghiên cứu cho thấy rằng sự cạnh tranh cao hơn sẽ làm sâu sắc những khuyến khích các hãng năng suất thấp tiếp thu công nghệ tốt hơn. 

Việc giảm bớt rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc tế cũng có thể kích thích năng suất tổng thể. Những tác động này được thấy rõ trong những ngành đặc trưng bởi các chuỗi giá trị xuyên biên giới, bởi vì những rào cản thương mại tại biên giới tích lũy tăng lên nhiều lần khi các sản phẩm đầu vào trung gian được trao đổi giữa các quốc gia. Nhìn chung, trong bối cảnh sự phụ thuộc ngày càng gia tăng của các chuỗi giá trị toàn cầu đối với dịch vụ nội địa, việc giảm gánh nặng quy định của các dịch vụ chuyên nghiệp sẽ làm tăng mức tăng trưởng MFP trong các ngành có mức độ tham gia cao của chuỗi giá trị toàn. 

Các cơ chế để đảm bảo việc làm trước rủi ro của thị trường lao động

Quy định bảo vệ việc làm (EPL) có thể làm tăng cam kết của lao động và các khuyến khích của doanh nghiệp đầu tư vào nguồn nhân lực và cũng là năng suất của doanh nghiệp. Tuy còn quá ít bằng chứng cho giả thuyết này, nhưng mối quan tâm ở đây là trong khi những quy định về các hợp đồng tạm thời khá thông thoáng thì sự duy trì những quy định nghiêm ngặt về hợp đồng vĩnh viễn có thể làm tổn hại sự tích lũy vốn nhân lực của công ty. Điều này sẽ xảy ra nếu các công ty sử dụng các lao động tạm thời thay cho cho lao động thường xuyên và các lao động tạm thời ít tham gia vào đào tạo nâng cao chuyên môn nghề nghiệp. 

Một thách thức lớn trong thiết kế EPL là làm thế nào tạo điều kiện tái phân bố lao động để nâng cao năng suất trong khi làm giảm thiểu các chi phí sinh ra cho công ty và lao động. Về khía cạnh này, cần có sự hỗ trợ của các mạng lưới an sinh xã hội và các quyền lợi hưu trí, y tế để hỗ trợ cho việc chuyển đổi công việc, ở khía cạnh này còn đòi hỏi việc đào tạo lại và các chính sách thị trường lao động tích cực. Những chi phí xã hội như vậy nhìn chung cung cấp một cách thức hiệu quả để đảm bảo người lao động tránh được rủi ro thị trường lao động theo nghĩa một mức thuế chung cao hơn của toàn bộ nền kinh tế chứ không tập trung vào một điều chỉnh đơn lẻ. Thực ra, những chính sách này là rất quan trọng vì EPL áp đặt các chi phí quá cao hay không thể dự đoán trong việc thuê và sa thải lao động sẽ làm chậm quá trình tái phân bổ và tăng trưởng năng suất tổng. Tương tự, qua việc tăng chi phí chấm dứt hoạt động trong trường hợp kinh doanh thất bại, EPL khắt khe sẽ không khuyến khích các công ty thử nghiệm những công nghệ chưa chắc chắn. 

Một EPL khắt khe có liên quan nhiều đến việc giảm năng lực của các hãng đổi mới trong việc thu hút các nguồn lực bổ sung hữu hình cần thiết để thực thi và thương mại hóa các ý tưởng mới, điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho các hãng mới thường hay thử nghiệm các đổi mới sáng tạo cấp tiến. Hơn nữa, trong các ngành có yêu cầu tái phân bố lao động cao hơn, EPL khắt khe có thể làm giảm quy mô của những công ty tiên phong quốc gia. 

Quy định phá sản và hiệu ứng pháp lý định hình cho cách dừng hoạt động

Các quy định về phá sản không trừng phạt quá nặng nề việc kinh doanh thất bại sẽ có thể thúc đẩy hoạt động thử nghiệm những công nghệ có tính chất rủi ro. Giảm chi phí đóng cửa một doanh nghiệp sẽ làm gia tăng khả năng cho các nền kinh tế học hỏi những đổi mới sáng tạo ở các công ty tiên phong toàn cầu và mở rộng quy mô của các công ty tiên phong quốc gia, như đã được thấy những lợi ích đặc biệt lớn tại Ý và một số quốc gia Đông Âu. Chi phí đóng cửa thấp hơn cũng hạn chế được các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng thấp vẫn tiếp tục hoạt động, như là Ý và Tây Ban Nha. Đổi lại, điều này giải phóng nguồn lực để thúc đẩy việc tái phân bổ nguồn vốn vào các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hơn. Tuy nhiên, những cơ chế như vậy vẫn không khuyến khích việc chấp nhận rủi ro nếu các điều kiện tín dụng bị thắt chặt nhằm giảm mất mát thua lỗ khi phá sản. Đảm bảo sự cân bằng giữa hai vấn đề này khiến cho việc xây dựng các điều kiện phá sản trở nên phức tạp. 

Việc tái phân bố các nguồn lực từ các doanh nghiệp thua lỗ sẽ bị tác động bởi thời gian cần thiết để thực thi đầy đủ những thủ tục pháp lý để dừng hoạt động của một doanh nghiệp và những trở ngại sử dụng thủ tục xét xử. Về khía cạnh này, các hệ thống pháp lý được thiết kế tốt có thể làm tăng những lợi ích cho đổi mới sáng tạo, do đó làm tăng khả năng của các nền kinh tế để học hỏi các đổi mới ở nhóm tiên phong toàn cầu. Thực tế, những thế chế công mạnh sẽ đưa ra những quy định luật pháp mạnh và giảm thiểu sự tham nhũng và các hành vi phi chính thống có thể hỗ trợ cho việc tái phân bổ nguồn lực hiệu quả. 

Thị trường vốn mạo hiểm

Trong nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của phát triển tài chính cho hoạt động năng suất, nhưng những kiềm chế tài chính có xu hướng ảnh hưởng nặng hơn đối với các doanh nghiệp mới do chúng có ngân sách nội bộ hạn chế và thiếu "thành tích" để chứng minh phẩm chất với các nhà đầu tư. Lỗ hổng tài chính này một phần có liên quan đến các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư thiên thần, những người giải quyết sự bất cân xứng thông tin với việc dõi theo các hãng trước khi cung cấp vốn và giám sát thường xuyên. 

Tài trợ đầu tư mạo hiểm có tác động tích cực đối với đổi mới sáng tạo và tăng trưởng, năng suất và quy mô của các hãng tiên phong quốc gia cũng gia tăng với chiều sâu của thị trường đầu tư mạo hiểm cho các giai đoạn gieo mầm và ban đầu. Tài trợ đầu tư mạo hiểm còn tác động đến năng lực của các nền kinh tế trong việc học hỏi từ nhóm tiên phong. Trong khi đó, việc học hỏi này cũng liên quan tích cực đến chính sách hỗ trợ đầu tư mạo hiểm cho giai đoạn gieo mầm và ban đầu, được thể hiện bởi các ưu đãi thuế và các công cụ chính sách để nuôi dưỡng thị trường này. Điều này phù hợp với những nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Hỗ trợ chính sách lớn hơn cho đầu tư mạo hiểm ở giai đoạn gieo mầm và ban đầu liên quan đến độ tuổi thấp hơn của các hãng nhận được tài trợ như vậy; (ii) Các quốc gia có thị trường đầu tư mạo hiểm ở giai đoạn gieo mầm và ban đầu phát triển hơn có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào vốn tri thức.

Theo Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

lên đầu trang