Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 24/04/2024 | 22:18

Thứ tư, 24/04/2024 | 22:18

Tin KHCN

Cập nhật lúc 09:50 ngày 06/12/2017

“Lối ra” nào cho các startup ngành công nghệ ứng dụng?

Thời gian gần đây, không ít các sản phẩm công nghệ ứng dụng bị cơ quan chức năng “tuýt còi” do chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan khi tung ra thị trường.

Đơn cử như ứng dụng đặt xe ULA của các startup tại TP Đà Nẵng cũng vậy, công ty quản lý của ULA cần phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chí đầy đủ để đưa ứng dụng đến tay người dùng. Tuy nhiên, các startup “khai sinh” ra ứng dụng này thiếu một số thủ tục pháp lý liên quan nên khi đưa ra thị trường lập tức bị cơ quan chức năng “tuýt còi”. Chính việc này đã khiến cho người “phát minh” ra ứng dụng cũng lúng túng vì không biết cơ quan nào đang thực sự quản lý sản phẩm đó? Hơn nữa đây là một ngành mới trong thiết bị công nghệ nên việc quản lý cũng khiến các cơ quan chức năng lúng túng.

Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, khuyến khích các doanh nhân trẻ khởi nghiệp trên mọi lĩnh vực, chính vì thế, các startup cần có sự hỗ trợ về mặt chủ trương, chính sách của các cơ quan chức năng. Không chỉ riêng ngành công nghệ ứng dụng, khi sản phẩm vừa ra đời áp dụng vào thực tiễn cuộc sống sẽ cần một thời gian dài để hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nên việc quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp như những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường là rất khó cho các startup, gây áp lực trong việc khơi gợi tính tư duy, sáng tạo của các doanh nghiệp trẻ.

Hơn nữa, cơ chế cho các startup triển khai áp dụng sản phẩm vào thực tế cuộc sống là rất cần thiết bởi thực chất khi sản phẩm công nghệ ra đời nó sẽ liên quan đến sự quản lý của nhiều Bộ, ban, ngành. Chính vì thế cần có lộ trình cụ thể, công khai, minh bạch để các doanh nghiệp thực hiện theo trình tự và cần rút bớt mọi thủ tục rườm rà không cần thiết để hướng đến mục tiêu chung là đưa sản phẩm công nghệ tiên tiến phục vụ hữu ích cho thực tiễn cuộc sống.

Phải thừa nhận rằng, bất kỳ một startup hay công ty khởi nghiệp nào muốn tồn tại hay phát triển thì sản phẩm đó phải phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, vì vậy khi một sản phẩm đã phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống (nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ ứng dụng) thì quy trình để sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn thì nhà nước nên có chế hỗ trợ đặc thù, khuyến khích và phát huy khả năng của các startup, hướng đến mục tiêu chung là vì người tiêu dùng và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu xã hội mà vẫn đảm bảo được tính pháp lý của nhà nước trong khâu quản lý.

Theo Báo Diễn đàn doanh nghiệp
lên đầu trang