Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 28/03/2024 | 23:00

Thứ năm, 28/03/2024 | 23:00

Nhiên liệu sinh học

Cập nhật lúc 11:22 ngày 07/12/2017

Xăng nhiên liệu sinh học: Lợi hay hại ?

Bộ Công Thương cho biết, sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực đã dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị với tốc độ ngày càng cao. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và sự gia tăng các phương tiện giao thông, không khí và môi trường thành thị đã bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là các đô thị lớn. 

“Mức độ ô nhiễm tại các thành phố lớn của Việt Nam đã ở mức báo động. Báo cáo triển vọng môi trường toàn cầu 4 do Chương trình Môi trường liên hợp quốc (UNEP) công bố từ năm 2007, đã đánh giá Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trong số sáu thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới”, thông tin Bộ Công Thương cho hay. 

Vì vậy, việc sử dụng nhiên liệu sinh học pha vào xăng dầu sẽ góp phần giúp cải thiện tinh trạng ô nhiễm môi trường nhờ giảm thiểu việc tạo các loại khí thải có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và CO2. 

 

Ngoài ra, việc phát triển vùng nguyên liệu cho quá trình sản xuất ethanol (sắn, mía, tảo…) còn góp phần tạo thảm thực vật xanh làm giảm ảnh hưởng của bão lũ, xói mòn. 

Đặc biệt, Ethanol ở Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ sắn được thái lát. Các nhà máy ethanol dùng sắn lát làm nguyên liệu đầu vào sẽ giúp người trồng sắn có đầu ra ổn định. Theo tinh toán, mỗi nhà máy khi đi vào sản xuất sẽ thu mua ổn định cho khoảng 15 nghìn hộ trồng sắn tại các xã vùng cao của các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 

Trên thế giới, Bộ Công Thương cho biết, không chỉ được sử dụng phổ biến ở hơn 50 quốc gia trên thế giới, xăng sinh học còn được coi là nguồn nhiên liệu của tương lai giúp các quốc gia giải quyết vấn đề về môi trường, an ninh năng lượng, chủ động về nguồn cung... 

Hiện nay, nhiên liệu sinh học được sử dụng phổ biến ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. Các quốc gia như Mỹ, Canada, các nước Tây Âu … đều có kế hoạch sản xuất nhiên liệu thay thế ở quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học ngày càng tăng một cách ổn định. 

Brazil là nước đi đầu với chương trình quốc gia ủng hộ xăng pha cồn từ năm 1975, sử dụng cồn sản xuất từ mía để pha vào xăng với tỷ lệ lên đến 20%, thậm chí có thể lên đến 85% dùng trong ngành vận tải. 

Thái Lan là một trong những nhà sản xuất ethanol lớn ở khu vực Đông Nam Á. Thái Lan đã bắt đầu cung cấp xăng pha cồn cho các phương tiện vận tải vào năm 2005, đến nay chủ yếu tiêu thụ xăng sinh học E10, một phần E20 và E85. Ban đầu, Chính phủ nước này hỗ trợ.

Theo Báo điện tử Vnmedia

lên đầu trang