Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 25/04/2024 | 13:49

Thứ năm, 25/04/2024 | 13:49

Tin KHCN

Cập nhật lúc 09:55 ngày 27/07/2018

Nhìn lại ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam sau 2 thập kỷ

Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2010 đã nhận định CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. 


Vào thời điểm đó, khi các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu tìm cách tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu phần mềm thì Trung Quốc, Ấn Độ đã được xem là trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn của thế giới. 

Đến nay, sau gần 20 năm, các doanh nghiệp đã đạt mức tăng trưởng doanh thu đều đặn 50%/năm. Chỉ riêng, năm 2017 doanh thu của lĩnh vực này đã tăng gấp gần 6 lần doanh thu của năm 2007, đạt 58.500 tỷ đồng (tương đương 2,7 tỷ USD). 

Mới đây nhất, theo bản báo cáo “Đánh giá các quốc gia về dịch vụ gia công công nghệ thông tin tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” của Gartner, Việt Nam là 1 trong 6 địa điểm đến hàng đầu về chuyển giao công nghệ toàn cầu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

Một trong những điểm sáng về lĩnh vực này là Tập đoàn FPT, với một loạt các giải pháp công nghệ nắm bắt xu hướng 4.0, được giới thiệu tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0. Ví dụ như cánh tay "robot made in Vietnam" với khả năng mô phỏng linh hoạt theo các chuyển động của bàn tay con, là kết quả của quá trình thử nghiệm kết nối nền tảng IoT MindSphere, AWS… và các thiết bị khác nhau. Trong thời gian tới, FPT sẽ cho ra đời bộ giải pháp hỗ trợ nhà máy thông minh phiên bản 1.0 với các tính năng như bảo trì dự đoán, sản xuất mô phỏng, kiểm soát chất lượng, kết hợp robot, máy bay không người lái với các công nghệ cốt lõi là IoT, AI, Big Data. 


Một trong những mục tiêu quan trọng của Chỉ thị 58-CT/TW là chú trọng ưu tiên phát triển các khu công nghiệp công nghệ phần mềm. Sau Chỉ thị này, Công viên phần mềm Quang Trung tại TPHCM đã được thành lập, mở đầu cho sự phát triển các khu phần mềm tập trung khác tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.

FPT cũng có 3 khu công nghiệp dành riêng cho các hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. 

Ngọc Diệp 

 
lên đầu trang