Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 19/04/2024 | 20:47

Thứ sáu, 19/04/2024 | 20:47

Chính sách

Cập nhật lúc 13:53 ngày 27/07/2018

Nhật Bản đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp thông minh

Thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong khi Công nghiệp 3.0 tập trung vào tự động hóa máy móc, thiết bị và quy trình đơn lẻ thì Công nghiệp 4.0 tập trung vào việc số hóa tất cả những gì có thể và kết nối các bên tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị để hình thành hệ sinh thái số. Công nghiệp 4.0 với các công nghệ số như điện toán đám mây, phân tích lưu trữ dữ liệu lớn, Internet vạn vật, in 3D, trí tuệ nhân tạo,... hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. 


Tại Nhật Bản, quá trình tự động hóa kết hợp trí thông minh nhân tạo đang được đẩy mạnh. Vì vậy, nước này đã xây dựng một chiến lược để phát triển công nghiệp thông minh. Cùng với đó, Nhật Bản cũng như có những bước đi rất cụ thể để tận dụng tối đa những lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Trong một nhà máy thế hệ mới tại Nhật Bản, những người công nhân tại nhà máy tái chế đồ điện cũ PETECK, Công ty Panasonic đã quen với 4 cỗ máy chở hàng không người lái chạy vòng quay nhà máy. 4 cỗ máy này sẽ mang các bảng mạch điện tử cần xử lý đến một cỗ máy khác, quá trình này diễn ra mà không có sự can thiệp của con người. Mỗi thiết bị robot được đầu tư với số tiền lên đến 600.000 USD, tuy nhiên nó có thể thay thế rất nhiều nhân lực, đồng thời làm tăng hiệu suất lên nhiều lần.

Cũng như nhiều nước phát triển khác, các tập đoàn lớn của Nhật Bản là động lực chính đằng sau việc triển khai các sáng kiến liên quan đến công nghiệp 4.0. Việc kết nối sản xuất, ứng dụng tiến bộ công nghệ sẽ giúp họ có lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài.

Về quản lý, chính phủ Nhật Bản cũng đã từng bước đưa ra và triển khai các chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa 4.0. Sau "Chiến lược toàn diện cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" và "Chiến lược cách mạng hóa Robot", trong giai đoạn 2016 - 2020, Nhật bản đã triển khai "Kế hoạch cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ 5" nhằm định hình một xã hội "siêu thông minh" hay "xã hội 5.0". Khi đó, xã hội sẽ cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của từng cá nhân.

Với nền tảng khoa học, công nghệ cao đã có sẵn, Nhật Bản tự tin sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0.

Ngọc Diệp 
lên đầu trang