Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 23/04/2024 | 20:45

Thứ ba, 23/04/2024 | 20:45

Tin KHCN

Cập nhật lúc 09:21 ngày 02/08/2018

Sản xuất đồng thời hydro và nhựa từ chất xúc tác mới

Các nhà hóa học tại trường Đại học Ruhr-Bochum (RUB) đã tạo ra một chất xúc tác mới, giá rẻ để sản xuất nhựa. Chất xúc tác này biến đổi một sản phẩm của nhà máy lọc dầu sinh học thành nguyên liệu để tổng hợp nhựa, có thể dùng cho nhựa PET hiện đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đồng thời, phản ứng còn tạo ra nguồn năng lượng hydro rất tiềm năng. TS. Stefan Barwe và GS.TS. Wolfgang Schuhmann đến từ Trung tâm Khoa học điện hóa Bochum đã hợp tác với GS. Martin Muhler thuộc Phòng thí nghiệm hóa học công nghiệp RUB trong nghiên cứu này. 


Trong nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng chất xúc tác boride niken sẵn có với giá cả rất phải chăng. Chất xúc tác này có thể biến đổi HMF (5-hydroxymethyl-furfural) thành FDCA (axit 2,5-furandicarboxylic). TS. Stefan Barwe cho biết: "FDCA rất hữu ích cho ngành công nghiệp bởi nó có thể biến thành polyeste qua quá trình xử lý. Do đó, chúng ta có thể tạo ra nhựa PEF từ nguyên liệu sinh học, thay thế nhựa PET ".

Trong các thử nghiệm, chất xúc tác đã biến đổi 98,5% HMF, nguyên liệu ban đầu thành FDCA trong vòng 30 phút, đồng thời không tạo ra bất kỳ chất thải nào. TS. Stefan Barwe còn chỉ ra một ưu điểm khác của nghiên cứu này: "Chúng tôi đã tìm ra cách phát triển chất xúc tác này để làm sao nó hoạt động hiệu quả trong những điều kiện giống nhau và tạo ra cả hydro". Như vậy, boride niken đã được sử dụng để sản xuất ra nguồn năng lượng hydro tiềm năng. Thông thường, hydro được tách từ nước thông qua quá trình điện phân, sinh ra oxy và tốn rất nhiều năng lượng. Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã loại bỏ được quá trình này.

Nhờ phương pháp điện hóa và quang phổ hồng ngoại, các nhà nghiên cứu đã nắm rõ từng bước của quá trình phản ứng và theo dõi được quá trình chất xúc tác biến đổi HMF thành FDCA trong thời gian thực.   

Ngọc Diệp (Theo Science Daily) 
lên đầu trang