Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 18/04/2024 | 23:28

Thứ năm, 18/04/2024 | 23:28

Tin KHCN

Cập nhật lúc 10:08 ngày 05/08/2018

Xác định sản phẩm công nghiệp chủ lực cho TP. Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh được đánh giá là thành phố năng động nhưng các ngành công nghiệp lại phát triển chậm, chưa có sản phẩm chủ lực gắn với thương hiệu thành phố. Tỷ trọng cả 4 ngành công nghiệp trọng yếu chỉ chiếm 10% trong tổng GDP, trong đó ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm chiếm 2,97%; cơ khí chế tạo chiếm 2,54%; hóa dược – cao su chiếm 2,33%; điện tử chiếm 2,17%. 


Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh thừa nhận mức tăng trưởng kinh tế thành phố những năm qua liên tục tăng nhưng năng lực phát triển của thành phố phát sinh nhiều bất cập: năng lực cạnh tranh chưa cao, hạ tầng xuống cấp, đất sản xuất còn ít so với nông nghiệp, giá thuê đất cao so với các tỉnh, thành khác. Bên cạnh đó, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm của thành phố thấp, hoạt động bán lẻ đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà phân phối ngoại; chưa được xác định được sản phẩm chủ lực để có định hướng hỗ trợ phù hợp.

Cụ thể, tại Hội thảo “Xây dựng chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP. Hồ Chí Minh” do Sở Công Thương thành phố tổ chức sáng ngày 25/7, bà Lý Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cho biết trước năm 2015, thành phố chọn ra 15 sản phẩm chủ lực, nhưng đến nay có không còn tồn tại do áp lực cạnh tranh trên thị trường. 

Tổng giám đốc SAMCO Trần Quốc Toản cho rằng sản phẩm chủ lực của thành phố nên tập trung vào sản phẩm đầu cuối kết hợp dự báo phát triển ngành. Theo đó các sản phẩm chủ lực phải gắn với TP. Hồ Chí Minh, kết hợp với nền tảng là các cơ chế, chính sách do thanh phố xây dựng nhằm tạo khoảng trống thị trường nhất định để sản phẩm chủ lực có cơ hội phát triển bền vững. Chẳng hạn, SAMCO đã sản xuất được xe buýt chạy bằng gas rất tốt có thể xuất khẩu được nhưng lại chưa phát triển ở thị trường trong nước, do chưa có cơ chế để sản phẩm này sử dụng rộng rãi từ chính sách của nhà nước.


Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng đề xuất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ số đòi hỏi xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, cách chọn ngành nên tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và chế tạo có giá trị gia tăng cao và dự báo tốt về tuổi thọ của sản phẩm. Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực không nhất thiết là một sản phẩm cụ thể mà có thể là một nhóm hàng, đồng thời loại bỏ những rào cản đối với phát triển của doanh nghiệp.

UBND TP. Hồ Chí Minh hiện đã chấp thuận chủ trương thực hiện Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu 2018. Sở Công Thương thành phố đã nhận được 42 hồ sơ của 28 doanh nghiệp đăng ký tham gia bình chọn.

Ngọc Diệp 
lên đầu trang