Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 00:49

Thứ sáu, 26/04/2024 | 00:49

Nhiên liệu sinh học

Cập nhật lúc 14:57 ngày 03/08/2018

Sử dụng nhiên liệu sinh học là góp phần bảo vệ môi trường

Nhiên liệu sinh học luôn được xem là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. Ngoài việc góp phần thay thế nhiên liệu hóa thạch, bảo đảm an ninh năng lượng, nhiên liệu sinh học còn rất thân thiện với môi trường, góp phần cải thiện tinh trạng ô nhiễm môi trường, giảm bớt tác hại của biến đổi khí hậu. 

Sử dụng nhiên liệu sinh học giúp giảm thiểu việc tạo các loại khí thải có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và CO2. Khí thải CO là một khí rất độc, mức phát thải CO rất cao ở động cơ xe máy. Theo các kết quả nghiên cứu, động cơ sử dụng xăng sinh học E5 tạo ra rất ít khí thải CO và HC, ít hơn hẳn các loại xăng thông dụng như A92 và A95 tới 20%. Chính vì vậy, loại xăng sinh học E5 được coi là thân thiện với môi trường.

Các động cơ phương tiện khi sử dụng xăng sinh học sẽ tạo ra rất ít khí thải, ít hơn tới 20% so với các loại xăng thông dụng. (Ảnh: Vietnammoi)

Bên cạnh giảm đáng kể thành phần khí CO và HC, khả năng tăng tốc của xe cũng tốt hơn đối với xăng sinh học E5. Quá trình cháy trong động cơ sử dụng xăng sinh học E5 được cải thiện nhờ hỗn hợp giữa không khí và nhiên liệu đồng đều hơn do khả năng bay hơi tốt của xăng sinh học E5.

Ngoài ra, sự có mặt của thành phần oxy trong xăng sinh học E5 là yếu tố giúp cho nhiên liệu được cháy trong điều kiện không quá thiếu oxy (cháy với hỗn hợp nhạt hơn so với trường hợp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí sử dụng nhiên liệu xăng RON92) và cháy kiệt. Đây là cơ sở tạo ra ít khí thải độc hại CO và HC. Thêm vào đó, các loại xe thế hệ mới hiện nay có bộ phận xử lý khí thải, kết hợp với sử dụng xăng sinh học E5 thì lượng khí độc thải ra môi trường sẽ giảm đáng kể.

Nhiên liệu sinh học được coi là nhiên liệu của tương lai, được cả thế giới quan tâm vì mang tới lợi ích cho người tiêu dùng và toàn xã hội. (Ảnh: Báo Đầu tư)

Sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực đã dẫn đến tinh trạng di dân từ nông thôn ra thành thị với tốc độ ngày càng cao. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và sự gia tăng các phương tiện giao thông, không khí và môi trường thành thị đã bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là các đô thị lớn.

Mức độ ô nhiễm tại các thành phố lớn của Việt Nam đã ở mức báo động. Báo cáo triển vọng môi trường toàn cầu 4 do Chương trình Môi trường liên hợp quốc (UNEP) công bố từ năm 2007 đã đánh giá Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trong số sáu thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.

Nhiên liệu sinh học khi thải vào đất bị phân hủy sinh học cao gấp 4 lần so với nhiên liệu dầu mỏ nên giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước ngầm. (Ảnh: Tạp chí Tài chính)

Vì vậy, việc sử dụng nhiên liệu sinh học pha vào xăng dầu sẽ góp phần giúp cải thiện tinh trạng ô nhiễm môi trường nhờ giảm thiểu việc tạo các loại khí thải có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và CO2. 

Ngoài ra, việc phát triển vùng nguyên liệu cho quá trình sản xuất ethanol (sắn, mía, tảo…) còn góp phần tạo thảm thực vật xanh làm giảm ảnh hưởng của bão lũ, xói mòn.

Hà Nguyễn

lên đầu trang