Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 23/04/2024 | 14:10

Thứ ba, 23/04/2024 | 14:10

Tin KHCN

Cập nhật lúc 14:29 ngày 14/08/2018

Chất lượng và sự khác biệt: Định vị thành công hàng hóa xuất khẩu

Giá trị thương hiệu của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã liên tục tăng lên trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, để giữ ổn định và phát triển thị trường, làm nên vị thế và uy tín của thương hiệu hàng Việt Nam, cần một chiến lược bài bản từ mỗi doanh nghiệp, ngành hàng và cơ quan quản lý. Trong đó, bảo đảm chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín bán hàng, tập trung đầu tư phát triển giá trị gia tăng cho các ngành hàng thế mạnh để tạo ra chuỗi giá trị… là những yếu tố làm nên thành công của hàng hóa xuất khẩu.

Minh bạch nguồn gốc, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản

Ông Đỗ Văn Long – Giám đốc Chiến lược Công ty Infiniti Blockchain Labs:

Uy tín làm nên giá trị thương hiệu

Để nâng cao sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản Việt, việc xây dựng thương hiệu gắn liền với niềm tin người tiêu dùng là điều tất yếu. Thương hiệu mạnh nhờ vào uy tín và niềm tin khách hàng, là nền tảng vững chắc làm nên giá trị thương hiệu. Trong bối cảnh đó, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp người tiêu dùng kiểm chứng được đâu là sản phẩm tốt, sản xuất theo đúng quy trình; từ đó giúp bảo đảm nguồn cung minh bạch, là bước tiến quan trọng để nông sản Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Ứng dụng truy xuất nguồn gốc phổ biến nhất đến nay là ứng dụng quét mã QR Code. Các thông tin về nguồn gốc sản phẩm từ khâu nuôi trồng, chăm sóc, đến sản xuất, đóng gói và phân phối được cung cấp rõ ràng thông qua thao tác quét mã đơn giản. Việc áp dụng Blockchain sẽ tạo thêm giá trị cho các sản phẩm truy xuất truyền thống với QR code vì bản chất chống chỉnh sửa và chống chối bỏ.

Ông Đoàn Anh Tuân – Chủ tịch Công ty Chè Thế Hệ Mới:

Cần chính sách hỗ trợ

Nhà nước cần đầu tư xây dựng hình ảnh đất nước thông qua sản phẩm; trong đó, xây dựng hình ảnh, định vị một số ngành hàng có thế mạnh của đất nước, như ôtô (Nhật Bản), đồng hồ (Thụy Sỹ)… Đồng thời, có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp mở hệ thống phân phối tại nước ngoài, khuyến khích kiều bào tích cực phân phối hàng Việt. Bên cạnh đó, cần có chính sách thuế phù hợp, ví dụ thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bằng 0% nhưng thuế nhập khẩu thành phẩm nước ngoài phải đánh cao để bảo hộ sản xuất trong nước.

Đặc biệt, để giúp doanh nghiệp nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm trong xuất khẩu, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ bởi hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô rất nhỏ, không đủ tiềm lực đầu tư vùng nguyên liệu, thiết bị chế biến sâu, đóng gói hiện đại, phát triển kênh phân phối chuyên biệt. Bên cạnh đó, kiến thức về quản lý sản xuất, thương hiệu, luật pháp, văn hóa tiêu dùng của nước nhập khẩu còn rất hạn chế.

Ông Đặng Triệu Hòa – Tổng giám đốc Công ty Sợi Thế Kỷ:

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Được thành lập vào năm 2000, Công ty Sợi Thế Kỷ đã được công nhận là thương hiệu hàng đầu, sản phẩm có chất lượng cao ở thị trường trong nước và quốc tế với các sản phẩm chính gồm: Sợi xơ dài (DTY); sợi kéo duỗi hoàn toàn (FDY). Khách hàng chính của công ty là các công ty dệt may sản xuất vải cung cấp cho các nhãn hiệu hàng đầu toàn cầu như Nike, Adidas, Uniqlo, Under Armour, Decathlon, Puma, Columbia, Ikea, Reebok, Guess… Doanh thu hàng năm của công ty đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Có được thành công này, trong thời gian qua, công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật và quy trình quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, hợp tác với đối tác chiến lược sản xuất sợi tái chế – xu hướng được các thương hiệu lớn rất chú trọng và có chiều hướng gia tăng sử dụng các nguyên liệu không gây ảnh hưởng đến môi trường. Theo báo cáo của Textile Exchange 2017, đến năm 2020, hơn 45 doanh nghiệp ngành dệt may trên toàn thế giới sẽ cam kết tăng tỷ trọng sợi Recycled Polyester trong tổng nguồn nguyên liệu sợi lên ít nhất 25%.

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho ngành hàng thế mạnh

Ông Trần Đình Toản – Chủ tịch Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam:

Bảo đảm chuỗi sản xuất

Mặc dù mới chính thức ra mắt giữa năm 2017 nhưng Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (VESA) đã có nhiều hoạt động nhằm tạo sự liên kết hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thành công ra thị trường quốc tế.

Tính đến hết tháng 11/2017, VESA có 8 thành viên, bao gồm: Alibaba, Bross, OSB, PTI, T&M, VietnamCredit, Vinalink và VPBank. Các thành viên của VESA hoạt động theo đúng mục tiêu đặt ra: Tập hợp các nhà cung cấp dịch vụ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ xuất nhập khẩu (XNK) để hỗ trợ toàn diện hơn nữa cho doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp XNK lựa chọn các dịch vụ hỗ trợ XNK tối ưu; kết nối tiếng nói từ doanh nghiệp XNK đến các cơ quan, tổ chức hỗ trợ…

Để tạo sự liên kết hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thành công ra thị trường quốc tế, chuỗi quy trình xuất khẩu của VESA đưa ra gồm 9 bước: Tìm kiếm người mua, đào tạo bổ sung kỹ năng, xác thực bạn hàng, chuẩn bị hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan, vận chuyển, thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại.

Các sản phẩm của doanh nghiệp cũng được VESA thực hiện đầy đủ 9 bước, gồm: Thiết kế sản phẩm, tư vấn bản quyền và sở hữu trí tuệ, tư vấn thương hiệu, chuẩn bị công nghệ, vay vốn sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, bảo hiểm sản xuất, sản xuất, đóng gói.

Theo Báo Công Thương

lên đầu trang