Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 20/04/2024 | 11:08

Thứ bảy, 20/04/2024 | 11:08

Chính sách

Cập nhật lúc 11:05 ngày 15/08/2018

Phát triển mô hình nhà máy điện sử dụng khí LNG nhập khẩu

Ngành công nghiệp khí LNG đang trở thành một nhân tố kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong các thập niên tới, nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái và duy trì sự phát triển bền vững. 

Chính vì thế, trong thời gian qua, Việt Nam đã chú trọng đầu tư cơ sở vất chất kĩ thuật, con người để đưa LNG trở thành trong những loại khí chiến lược trong ngành công nghiệp năng lượng. 


Thực hiện Quy hoạch Điện VII điều chỉnh tại Quyết định số 212/TTg-CN ngày 13/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power) thực hiện chuỗi dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, nhà máy điện đầu tiên sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu cho sản xuất điện tại Việt Nam.

Đây là 2 nhà máy điện có qui mô công suất rất lớn, dự kiến khoảng 1.500 MW, nằm tại khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, là trung tâm phụ tải của miền Nam với 3 khu vực phụ tải lớn là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ông Nguyễn Xuân Hòa, Tổng giám đốc PV Power

Tại Hội thảo “Mô hình đầu tư các NMĐ sử dụng khí LNG nhập khẩu”, được tổ chức tại Hà Nội ngày 8/8 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Hòa, Tổng giám đốc PV Power nhấn mạnh chuỗi dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 do PV Power làm chủ đầu tư và kho cảng LNG Thị Vải do Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đầu tư, quản lý sẽ tạo nên một chuỗi giá trị về kinh tế cũng như định hướng phát triển cho ngành công nghiệp điện - khí LNG của Việt Nam trong tương lai. Theo tiến độ dự kiến, kho cảng LNG Thị Vải sẽ bắt đầu khai thác vào quý II/2022 và dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 sẽ vận hành vào cuối năm 2022/2023, việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án phải thực hiện đồng bộ với nhau.


Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao và thiếu hụt công suất tại khu vực miền Nam, đặc biệt khu vực TP. Hồ Chí Minh; đa dạng hóa nguồn nhiên liệu sơ cấp; giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu than nhập khẩu có tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro về cung ứng điện…

LNG là khí thiên nhiên được hóa lỏng nhờ làm lạnh sâu đến -160oC sau khi đã loại bỏ các tạp chất.

Theo các chuyên gia năng lượng, sử dụng LNG sẽ góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Dùng LNG thay thế xăng, dầu còn giúp tiết kiệm tới 40% chi phí. Với những lợi ích đó, LNG đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong các lĩnh vực sản xuất.

Đối với các ngành sản xuất, khí LNG được sử dụng tương tự như khí khô làm nhiên liệu cho động cơ, nguyên/nhiên liệu cho phát điện, nguyên / nhiên liệu đầu vào sản xuất giấy, kim loại, hóa chất, thủy tinh, methanol, dung môi…và các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. 

Bên cạnh lợi ích đối với môi trường và doanh nghiệp, khí LNG còn có ý nghĩa thiết thực khi hạn chế nguy cơ cháy nổ và hầu như không chứa các chất độc hại như hydrocarbon thơm, các hợp chất chứa lưu huỳnh và nitơ.

Hiện nay, PVGAS là đơn vị duy nhất cung cấp khí LNG cho thị trường Việt Nam. Từ kho cảng Thị Vải , LNG sẽ được vận chuyển bằng hệ thống đường ống Thị Vải – Phú Mỹ đến cho các hộ công nghiệp và các nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ.

 
Ngọc Diệp 
lên đầu trang