Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 20:56

Thứ sáu, 29/03/2024 | 20:56

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:19 ngày 30/08/2018

Phương pháp tự nhiên, chi phí thấp loại bỏ các chất ô nhiễm

Nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Quốc gia Singapore do GS. Cindy Samet dẫn đầu đã thực hiện các thí nghiệm lọc nước bằng vỏ và hạt của hơn 10 loại thực phẩm từ bí ngô đậu bắp, chanh, chuối... Kết quả thí nghiệm cho thấy, methylen xanh, chì và đồng đã được loại bỏ khỏi nước nhờ quá trình hấp phụ, liên kết hóa học các phân tử ô nhiễm lên bề mặt vỏ.
Năm 2015, GS. Suresh Valiyaveettil, Đại học Quốc gia Singapore, đã công bố nghiên cứu "Loại bỏ chất ô nhiễm khỏi nước bằng rau, củ, quả" trên Tạp chí Giáo dục hóa học. Nghiên cứu đã chỉ rõ vỏ quả bơ, dưa vàng và thanh long có khả năng lọc nước ô nhiễm, đặc biệt, vỏ bơ sấy khô có thể hấp thụ khối lượng lớn methylene xanh trong vài giờ.
GS. Samet đã dựa vào nghiên cứu này để tiến hành các thí nghiệm hóa học.  Đầu tiên, GS. Samet đun sôi vỏ/hạt của các loại quả để loại bỏ tạp chất hòa tan trên bề mặt. Tiếp đó, vỏ/hạt được sấy khô và nghiền trước khi đưa vào dung dịch chứa các chất ô nhiễm. Kết quả thu được là: hạt chanh loại khử 100% ion chì, tỷ lệ này của vỏ chanh, vỏ đậu bắp và hạt đậu bắp lần lượt là 96,4%, 100% và 50%.
GS. Samet cho rằng: "Kết quả nghiên cứu mở rộng vốn hiểu biết của chúng ta về khả năng của vỏ rau, củ, quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm với chi phí cực kỳ thấp. Tiếp tục nghiên cứu của GS. Valiyaveettil, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với bơ và các loại rau, củ, quả chưa từng được thử nghiệm trước đây. Điều này thật thú vị vì phương pháp lọc được thực hiện ngay tại nhà bếp".
Trong tương lai, chúng ta có thể sấy khô vỏ rau, củ, quả để loại bỏ tạp chất khỏi nước uống. Tuy nhiên, dự án của GS. Samet lại nhắm đến chất thải công nghiệp như thuốc nhuộm và các ion kim loại nặng. Trên quy mô lớn, GS. Samet cho rằng trong tương lai, vỏ rau, củ, quả, có thể mang lại giải pháp hữu ích cho nhiều nơi trên thế giới có nguồn nước sạch và an toàn khan hiếm.
Ngọc Diệp (Theo https://phys.org/) 
lên đầu trang