Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 04:24

Thứ sáu, 29/03/2024 | 04:24

Tin KHCN

Cập nhật lúc 09:17 ngày 28/08/2018

Mở rộng giới hạn cho pin thể rắn

Pin lithium-ion đang được sử dụng rộng rãi trong tất cả các loại thiết bị điện tử. Các nhà khoa học tin rằng công nghệ pin lithium-ion truyền thống đã gần hết tiềm năng và việc phát triển các loại pin mới thay thế là hết sức cần thiết.  
Pin thể rắn là một loại pin lithium-ion mới, được xem là thiết bị lưu trữ năng lượng an toàn hơn và ổn định hơn với mật độ năng lượng cao hơn. Điểm hạn chế của loại pin này điện trở ở điện cực quá cao, gây khó khăn cho việc sạc và xả nhanh. 
Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Tokyo và Đại học Tohoku, Nhật Bản, do GS. Taro Hitosugi dẫn đầu, đã chế tạo thành công pin thể rắn với điện trở ở điện cực thấp bằng Li (Ni0.5Mn1.5) O4 (LNMO). Pin được chế tạo và đo đạc dưới điều kiện chân không để đảm bảo các điện cực không lẫn tạp chất.
Sử dụng phương pháp quang phổ trở kháng điện hóa, các nhà khoa học đã xác định được điện trở của điện cực là 7,6 Ω cm2, nhỏ hơn rất nhiều so với pin thể rắn có điện cực bằng LiMn1.5Ni0.5O4 (LMNO) trước đó, thậm chí nhỏ hơn pin Lithium-ion điện phân lỏng có điện cực bằng LNMO. 
Loại pin mới này cũng cho thấy khả năng sạc, xả nhanh: sạc/xả một nửa dung lượng pin chỉ mất một giây. Hơn nữa sau 100 chu kỳ sạc/xả, pin không có dấu hiệu giảm hiệu suất. 
LNMO có tiềm năng làm tăng mật độ năng lượng của pin bởi vật liệu này cung cấp điện áp cao hơn. Nhóm các nhà khoa học Nhật Bản hi vọng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ thúc đẩy việc phát triển của pin thể rắn có hiệu suất cao, làm tiền đề cho cuộc cách mạng hóa các thiết bị điện tử cầm tay và xe điện.
Ngọc Diệp (Theo Science Daily) 

lên đầu trang