Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 24/04/2024 | 06:07

Thứ tư, 24/04/2024 | 06:07

Tin KHCN

Cập nhật lúc 14:31 ngày 30/11/2018

Bình Thuận: Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản phẩm lợi thế của tỉnh

Chiều qua(8/11), Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng có buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KHCN).
Bí thư Tỉnh ủy đã biểu dương đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹ sư của sở phát huy khả năng sáng tạo trong triển khai, thực hiện 35 đề tài khoa học các cấp (bộ, tỉnh, cơ sở) đã và đang chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho doanh nghiệp, các địa phương ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, trồng trọt.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu
 Điển hình như: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KH & CN tái sử dụng hợp lý nguồn tro bay xỉ tại trung tâm điện lực Vĩnh Tân phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông; nhân giống, biện pháp kỹ thuật phát triển cây mè đen 2 mảnh vỏ; tuyển chọn các giống lúa hiện có lai tạo giống lúa mới, sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm chế biến từ cây thanh long; xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ mè đen, điều hữu cơ, rau sạch… 53 cơ sở, doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (nước mắm Phan Thiết, thanh long Bình Thuận) tại 15 nước… Việc nhân rộng này có tác dụng thúc đẩy sản xuất sản phẩm lợi thế địa phương….
Tuy nhiên, Bí thư lưu ý điều kiện phát triển KHCN tỉnh nhà còn nhiều bất cập, nhiều cơ quan, địa phương chưa coi trọng lĩnh vực này, khó khăn trong phối hợp chuyển giao KHCN; trình độ đội ngũ cán bộ của ngành chưa ngang tầm. Các đơn vị trong ngành phải từng bước tự chủ vươn lên đáp ứng theo cơ chế thị trường trong đấu thầu các dự án KHCN.

Hoạt động phong phú của ngành khoa học công nghệ
Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, kinh tế tỉnh nhà phát triển khá đồng đều những năm qua, nhưng chưa phát huy được thế mạnh KHCN. Bởi vậy, toàn ngành phải lấy khâu đột phá từ KHCN để thúc đẩy kinh tế, xã hội tỉnh phát triển. Thông qua ứng dụng mạnh mẽ KHCN vào các loại cây trồng, con nuôi chủ lực của tỉnh (thanh long, cao su, lúa, trôm, tôm giống…), nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế. Do đó đòi hỏi ngành phải kiện toàn lại bộ máy tổ chức, sớm hoàn thành Khu thực nghiệm công nghệ sinh học rộng 7 ha ngoại thành Phan Thiết, liên kết với các trường đại học, viện, trung tâm khoa học ứng dụng thực hiện nhiều dự án KHCN, tạo sản phẩm chất lượng cao, phục vụ đời sống; đồng thời học hỏi kinh nghiệm các đơn vị đầu ngành này. Cùng với đó, đẩy mạnh xã hội hóa về KHCN, tạo thuận lợi cho các đơn vị trong ngành cùng phát triển, tiến tới tự chủ về tài chính trong lĩnh vực đặc thù này; cũng như chú trọng phát triển thị trường KHCN, hoạt động dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp KHCN hình thành.
Theo Báo Bình Thuận
lên đầu trang