Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 05:12

Thứ sáu, 29/03/2024 | 05:12

Nhiên liệu sinh học

Cập nhật lúc 14:39 ngày 28/06/2019

Pháp biến khói thải công nghiệp thành nhiên liệu sinh học

Pháp hiện đang xử lý ô nhiễm không khí trong khu vực công nghiệp Fos-sur-Mer, tỉnh Bouches-du-Rhone, phía nam nước Pháp, bằng cách tinh chế nhiên liệu sinh học từ vi tảo được nuôi bằng khói thải công nghiệp. 
Nguyên lý của Dự án nghiên cứu Vasco 2 rất đơn giản: khói CO2 từ 3 nhà máy thép của Kem One, Arcelor Mittal và Solamat-Merex được bơm trực tiếp vào bồn nuôi vi tảo.
"Phần sinh khối của các vi tảo sau đó được chiết xuất, khử nước và chuyển thành dạng bột nhão. Bột này được gửi đến một nhánh chuyên môn của Ủy ban Năng lượng nguyên tử và Năng lượng thay thế Pháp (CEA) trước khi được tinh chế thành nhiên liệu sinh học", bà Magali Deveze, người điều phối Dự án Vasco 2, cho biết.
Sắp tới dự án sẽ được chuyển sang giai đoạn công nghiệp.
Theo bà Magali Deveze, quá trình công nghiệp hóa hoàn toàn khả thi nhờ chi phí thấp, lắp đặt đơn giản và không yêu cầu xử lý khói trước khi đưa vào hệ thống cũng như không cần chọn lọc tảo.
Khu vực công nghiệp Fos-sur-Mer, có diện tích 10.000 ha, là một trong những khu công nghiệp lớn nhất châu Âu. Khu vực này ô nhiễm không khí mạnh đến mức năm 2018, Cơ quan Y tế Khu vực (ARS) phải tuyên bố rằng tình trạng sức khỏe của cư dân xung quanh khu này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Dự án Vasco 2 thành công, một phần là nhờ công nghệ của công ty Coldep, phối hợp với các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khai thác biển của Pháp (Ifremer), CEA, Total và một số tập đoàn công nghiệp khác. Dự án nhận được sự hỗ trợ từ thành phố Aix-Marseille-Provence.
Ngọc Diệp (Theo AFP) 

lên đầu trang