Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 25/04/2024 | 12:02

Thứ năm, 25/04/2024 | 12:02

Nhiên liệu sinh học

Cập nhật lúc 21:23 ngày 27/08/2019

Phát triển nhựa sinh học không độc hại

Các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu Siberia và Đại học Mahatma Gandhi, Ấn Độ đã tạo ra loại polymer phân hủy sinh học không độc hại và có thể duy trì độ dẻo trong 6 tháng.
Theo các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học, các sản phẩm bằng polymer thường bị hỏng do lão hóa, trên bề mặt xuất hiện những vết nứt làm thay đổi màu sắc và hình dạng của sản phẩm. Đây là những vấn đề cần phải cải tiến đối với sản phẩm nhựa phân hủy sinh học. Bên cạnh đó, một mặt, tuổi thọ của sản phẩm phải kéo dài trong một thời gian nhất đinh; mặt khác, chúng phải phân hủy sau đó thành các thành phần an toàn với môi trường.
"Chúng tôi đã tạo ra một loại polymer phân hủy sinh học mới thuộc nhóm polyhydroxyalkanoate (PGA). Nó có thể duy trì các đặc tính cơ bản (bao gồm cả độ dẻo) trong 180 ngày và hơn nữa, đồng thời có những ưu điểm của vật liệu sinh học: không độc hại và không gây dị ứng. Độ bền của loại polymer sinh học này sánh được với các polymer tổng hợp, do đó, chúng có thể được sử dụng để sản xuất bao bì và các thiết bị y tế" - thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Để tạo ra polymer PGA, các nhà khoa học đã sử dụng vi khuẩn Cupriavidus eutrophus B-10646. Nhờ loại vi khuẩn này, polymer sinh học có được cấu trúc đặc biệt, cho phép xử lý theo nhiều cách khác nhau, phục vụ lĩnh vực công nghiệp và y tế.
Theo các nhà khoa học, sau nửa năm, trong điều kiện môi trường, vật liệu này dễ dàng phân hủy với sự trợ giúp của các vi sinh vật thành carbon dioxide và nước.
Ngọc Diệp (Theo https://sputniknews.com/science/) 

lên đầu trang