Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 19/04/2024 | 18:16

Thứ sáu, 19/04/2024 | 18:16

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 06:39 ngày 12/10/2019

Công nghệ cơ khí, tự động hóa - đòn bẩy giúp DN nâng cao NSCL

Theo PGS.TS Nguyễn Chí Sáng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, công nghệ thiết kế và chế tạo phát triển mạnh mẽ trong trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao, năng suất lao động.
Xu hướng phát triển phần mềm CAD ngày càng nở rộ
Cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn xã hội, trong đó có ngành cơ khí, tự động hóa. Theo PGS.TS Nguyễn Chí Sáng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, công nghệ phần mềm đang phát triển nhanh chóng với những cải tiến liên tục. Trong đó, các phần mềm thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính CAD (Computer Aided Design – thiết kế có sự trợ giúp của máy tính) ngày càng trở nên cần thiết trong nhiều lĩnh vực và ứng dụng khác nhau.
Thứ nhất, tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo. Theo vị TS, một trong những xu hướng lớn nhất những năm qua là tự động hóa. Nó có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhờ có sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), các chương trình CAD sẽ có thể dự đoán hình ảnh, hành động của người sử dụng và cải thiện trải nghiệm thiết kế mô hình 3D.
Tự động hóa nhất thiết sẽ cải thiện công việc và cho phép tránh các vấn đề với mô hình 3D. Nhờ có AI, các chương trình này trở nên thông minh hơn.
PGS.TS Nguyễn Chí Sáng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nhận định công nghệ cơ khí, tự động hoá là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao NSCL. Ảnh Hán Hiển
Thứ hai, phần mềm dựa trên điện toán đám mây. Phần mềm CAD dựa trên nền tảng điện toán đám mây là thứ không thể tưởng tượng được trong vài năm trước. Nhưng bây giờ, mọi thứ trở nên đơn giản hơn. Theo ông Sáng, khi sử dụng chương trình CAD dựa trên điện toán đám mây sẽ không còn lo lắng về việc nâng cấp hoặc quản lý dữ liệu do có quyền truy cập chung vào kho dữ liệu.
Thứ ba, thực tế ảo (Virtual Reality). Sử dụng phần mềm CAD, khoảng cách 3D và CAD trở nên mong manh hơn. Sự trực quan hóa và quá trình kết sản xuất ảnh liên tục được cải tiến. Các phần mềm CAD thực sự cần có công cụ 3D tốt để cải tiến tính năng trên, để có được mô hình gần gũi với thực tế và đạt được bản xem trước tốt nhất có thể của dự án.
Theo Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, bây giờ chất lượng của sự trực quan hóa ngày càng tiến xa. Các tùy chọn thực tế ảo sẽ trở thành chức năng phổ biến của phần mềm CAD. Và chính nhờ những ưu điểm này hứa hẹn đem đến trải nghiệm mới cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Công nghệ in 3D, cắt laser, vạn vật kết nối… đều là xu hướng phát triển công nghệ cơ khí, tự động hóa
Theo PGS.TS Sáng, xu hướng phát công nghệ cơ khí, tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo đều dựa vào công nghệ in 3D, công nghệ Laser, vật liệu mới, xe tự hành, robot, và vạn vật kết nối.
Công nghệ in 3D: Theo ông Sáng, đây là cỗ máy lấy dữ liệu của vật thể từ tập in kĩ thuật số và biến nó thành một vật thể hữu hình thông qua quy trình đặt các lớp vật liệu in liên tiếp nhau.
Công nghệ cắt laser: Nó có khả năng khắc hoặc cắt gần như tất cả các vật liệu, trong khi các phương pháp cắt truyền thống còn hạn chế. Những sản phẩm được gia công bằng cắt laser sẽ đáp ứng những yêu cầu khác nhau.
Xe tự hành: Đây là ứng dụng được phát triển và áp dụng trong các nhà máy sản xuất và hệ thống nhà kho thông minh. Có nhiều phương pháp điều khiển xe tự hành như: Công nghệ dẫn đường quán tính, công nghệ dẫn đường bằng tia laser hoặc một số công nghệ như GPS, theo đường dẫn, mã QR…
Công nghệ dẫn đường quán tính, công nghệ dẫn đường bằng tia laser... được áp dụng để nâng cao năng suất. Ảnh minh họa
Robot công nghệ: Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ cơ khí và tự động hóa, robot công nghiệp sẽ được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong dây chuyền sản xuất tự động nhà máy thông minh. Qua đó, robot giúp thực hiện các công việc với năng suất cao như hàn, phun, lắp ráp điện tử…
Công nghệ vạn vật kết nối: Sự hội tụ những ứng dụng vật lý và kỹ thuật số làm xuất hiện khái niệm vạn vật kết nói. Sự kết nối này dựa trên nhiều tiến bộ của công nghệ tự động hóa, số hóa, mạng máy tính và dự liệu lớn.
Tóm lại, theo PGS.TS Nguyễn Chí Sáng, công nghệ thiết kế và chế tạo phát triển mạnh mẽ trong trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao, năng suất lao động. Cùng với đó, nó làm mất đi lợi thế về nhân công giá rẻ của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, nó cũng thu hẹp khoảng cách của các doanh nghiệp tại các nước phát triển về đang phát triển. Nếu biết nắm bắt cơ hội, các doanh nghiệp có thể đầu tư, lựa chọn, trang bị được công nghệ thiết kế, chế tạo hợp lý để trở thành doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn.
Nguồn: VietQ
lên đầu trang