Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 23/04/2024 | 14:57

Thứ ba, 23/04/2024 | 14:57

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 07:46 ngày 03/02/2020

Viện Nghiên cứu Da - Giầy Việt Nam: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngành da - giày - túi xách Việt Nam được đánh giá là một ngành sản xuất công nghiệp chủ lực có nhiều khả năng và lợi thế trong cạnh tranh quốc tế; đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xuất khẩu và tạo việc làm cho lao động trong nước.
Hiện tại, thị trường lao động Việt Nam đang “khan hiếm" nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành da - giày. Điều này đã dẫn đến nguồn nhân lực của Viện Nghiên cứu Da - Giầy cũng rất hạn chế. Đặc biệt, các chuyên ngành về công nghệ thuộc da, giầy dép gần như không có đào tạo bậc đại học trong nước. Các cán bộ, nghiên cứu viên của viện được đào tạo tại nước ngoài đúng chuyên ngành thì nay đã nghỉ hưu. Trước thực trạng đó, Viện Nghiên cứu Da - Giầy đã đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp bách của viện và của ngành trong công tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ.
Ông Nguyễn Hải Trung (ngoài cùng bên phải) trao học bổng cho sinh viên
Theo ông Nguyên Hải Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da - Giầy, giai đoạn 2016 - 2019, viện đã có 2 nghiên cứu sinh đang hoàn thiện để bảo vệ luận án tiến sĩ. Đặc biệt, viện đã ký hợp tác với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội để đào tạo 5 thạc sỹ chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ, hiện các học viên đã hoàn thành bảo vệ tốt nghiệp; 3 thạc sĩ công nghệ hóa học (1 đã tốt nghiệp) để phục vụ nghiên cứu lĩnh vực thuộc da, xử lý môi trường.
Bên cạnh đó, viện cũng ký hợp tác đào tạo với Viện Dệt may - Da giày và Thời trang thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội để đào tạo kỹ sư công nghệ da giầy cho 22 cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp trong ngành, trong đó Viện Nghiên cứu Da - Giầy có 7 nghiên cứu viên tham gia và đã hoàn thành bảo vệ tốt nghiệp ngày 11/5/2019. Có thể khẳng định, việc phối hợp với Trường Dại học Bách Khoa Hà Nội tuyển sinh, đào tạo đã góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành da - giày trong bối cảnh ngành này đang “khát’ nguồn nhân lực, trong khi tỷ trọng tăng trưởng hàng năm của ngành vẫn luôn ở mức 2 con số.
Hợp tác đào tạo góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành
Ngoài ra, hàng năm viện liên lục trao học bổng cho sinh viên ngành công nghệ da giày; đồng thời liên lục hỗ trợ công tác đào tạo, thực tập, thực hành cho các sinh viên ngành da - giày của Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội...
Không chỉ hướng đến công tác đào tạo dài hạn nhằm tạo đội ngũ cán bộ kế cận có trình độ chuyên môn cao, từ năm 2016 đến nay, Viện Nghiên cứu Da - Giầy cũng đẩy mạnh công tác đào tạo ngắn hạn để đáp ứng ngay yêu cầu công việc nghiên cứu, tư vấn, sản xuất của viện. Theo đó, viện đã thông qua các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo tập huấn ngắn ngày ở cả trong và ngoài nước để cử các cán bộ của viện tham gia. Cụ thể, viện đã cử cán bộ tham gia “Đào tạo về thuộc da và xử lý môi trường" của Viện Nghiên cứu Da Trung ương Ấn Độ (CLRI) tại Chennai, Ấn Độ; tham gia “Khóa học nghiên cứu và Hội thảo quốc tế về công nghệ sản xuất da thuộc sinh thái’ của Viện Nghiên cứu Da - Giày Bắc Kinh tại Bắc Kinh, Trung Quốc; tham gia khóa tập huấn kỹ thuật về công nghệ trau chuốt da thuộc của Công ty Piel Color Trading (Suzhou) Co. Ltd. Guangzhou Branch; tham gia lớp tập huấn về ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hàn Quốc...
Bên cạnh đó, theo ông Nguyên Hải Trung, công tác đào tạo nội bộ cũng được triển khai đồng bộ với các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên của viện như: Tiếng Anh giao tiếp; hướng dẫn kỹ năng lập kế hoạch; hướng dẫn kỹ năng thuyết trình; hướng dẫn xây dựng và trình bày báo cáo; hướng dẫn công tác xây dựng văn bản... Đặc biệt, thông qua các hội thảo do viện tổ chức như Hội thảo “Mối liên hộ giữa Doanh nghiệp - Viện Nghiên cứu - Trường đại học trong Cách mạng công nghiệp 4.0’; “Chuỗi giá trị của sản phẩm da - giày và hướng phát triển bền vững tại thị trường châu Âu',... các kỹ năng chuyên môn của cán bộ, công nhân viên của viện đã từng bước được nâng lên.
Trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đối với một viện để có những sản phẩm nghiên cứu gắn với sản xuất, được doanh nghiệp và thị trường chấp nhận thì trước hết phải có nguồn nhân lực chất lượng, đây là hướng đi cũng là một trong những mục tiêu mà Viện Nghiên cứu Da - Giầy đang hướng đến.
 Bài đăng trên Báo Công Thương số 59 (1523)

lên đầu trang