Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 28/03/2024 | 19:10

Thứ năm, 28/03/2024 | 19:10

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 10:41 ngày 09/03/2020

Hiệu quả từ cải tiến năng suất tổng thể

Năng suất thiết bị tổng thể tăng 16%, tỷ lệ chất lượng hàng trung bình tăng 1%, gia tăng thêm 12 khách hàng mới, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên giảm từ 20% xuống còn 5%.. là những kết quả mà Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Nhựa kỹ thuật Vinastar nhận được sau một năm triển khai Chương trình Cải tiến năng suất tổng thể, do Bộ Công Thương hỗ trợ.
Cải tiến để đi xa hơn
Với sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương và Viện năng suất Việt Nam (VNPI), sau một năm triển khai (từ tháng 10/2018 – 9/2019), vinastar đã triển khai 2 dự án để nâng cao năng suất chất lượng tổng thể gồm: Dự án cải tiến hiệu suất thiết bị và cải tiến giảm lãng phí trong sản xuất.
​​
Dây chuyền sản xuất của Vinastar
Tại Dự án cải tiến hiệu suất thiết bị, với sự tư vấn của chuyên gia, Vinastar đã tập trung vào các hạng mục. cải tiến tiến độ giao hàng; cải tiến chất lượng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng; nhận biết, giảm lãng phí trong phân xưởng; nâng cao hiệu suất làm việc thông qua bộ chỉ số KPI (bảng đánh giá nhân viên).
Thông qua công tác khảo sát, nhóm chuyên gia nhận thấy, 60% thời gian dừng máy không có kế hoạch sản xuất. Tại bộ phận sản xuất, nhiều thao tác thủ công, chậm, máy móc, thiết bị bị hỏng chiếm đến 17% thời gian dừng máy và thời gian sửa chữa thay khuôn kéo dài.
Vì vậy, giải pháp Vinastar áp dụng: Giảm số lần cấp liệu nhựa thủ công và giảm nhân công thông qua sử dụng máy hút liệu cấp tự động cũng như tăng thể tích bồn chứa liệu 100% từ 50 lít lên 100 lít; giảm lỗi của sản phẩm và khuôn bằng cách cải tiến thiết bị làm mát nhanh; đồng thời bố trí các robot gắp sản phẩm, rút bớt nhân lực chỉ còn 1 công nhân phụ trách 2 máy thay vì 1 lao động/1 máy như trước kia.
Giảm lãng phí
Bằng sự nghiên cứu, quan sát kỹ các lãng phí trong sản xuất, nhóm cải tiến đã đề xuất giải pháp như: Bảo dưỡng phòng ngừa, giảm được việc mua vật tư, phụ tùng đột xuất; lắp robot lấy sản phẩm, giảm thao tác công nhân. Thông qua tự động hóa, 1 công nhân đứng được 2 máy, năng suất lao động tăng gấp đôi, thiết kế đường đi di chuyển nội bộ, phù hợp với dòng di chuyển của nguyên vật liệu và sản phẩm; giảm thao tác đứng máy, dán tem, tăng cường vệ sinh khuôn, lau dầu...
Kết quả, Vinastar đã giảm tỷ lệ phế phẩm từ 4% xuống còn 1.1%; tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên giảm từ 20% còn 5%; tỷ lệ trả hàng giảm từ 1% còn 0,5%; đặc biệt, dịch vụ làm thỏa mãn khách hàng đã đạt điểm 9.
Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai dự án, bà Nguyễn Thị Lê Hoa – Trưởng phòng Nghiên cứu Năng suất – VNPI – cho biết: Bản thân Vinastar rất chú trọng đến việc xây dựng môi trường làm việc để người lao động chủ động nâng cao năng suất, từng bước cải thiện năng suất lao động của doanh nghiệp qua từng năm. Bằng việc thiết lập hệ thống đo lường hiệu suất, với các con số cụ thể cho người quản lý biết được hiện trạng sản xuất tại bất kỳ thời điểm nào giúp ra các quyết định kịp thời, giảm bớt thời gian họp hành vì đã có được đầy đủ số liệu cần thiết; đồng thời người công nhân biết hiệu quả công việc của mình đã cố gắng phấn đấu.
(Theo Báo Công Thương số 28/2020)
lên đầu trang