Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 01:02

Thứ sáu, 29/03/2024 | 01:02

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 07:41 ngày 30/03/2020

Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nano sắt để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nano sắt để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao” do TS. Lê Bình Dương, Viện khoa học công nghệ mỏ - Vinacomin làm chủ nhiệm, đã xác định tính khả thi của việc ứng dụng các chế phẩn nano sắt xử lý nguồn thải có hàm lượng kim loại nặng cao trong ngành khai thác than - khoáng sản.
Đề tài góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu đề xuất ứng dụng công nghệ nano để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao trong ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Đề tài nghiên cứu đã tiến hành đánh giá, tổng hợp thực trạng xử lý nước thải mỏ của ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam. Nhận diện được các nguồn thải có hàm lượng kim loại nặng (đối với nước thải từ hoạt động khai thác than là Fe, Mn; đối với nước thải từ hoạt động chế biến khoáng sản là Fe, Mn, Cu, Pb). Phân tích công nghệ xử lý nước thải hiện tại nhận thấy: quy trình xử lý nước thải từ hoạt động chế biến khoáng sản hiện nay tiêu tốn nhiều hóa chất và vận hành phức tạp, chi phí cao. Do đó cần định hướng thay đổi công nghệ theo hướng sử dụng vật liệu mới để xử lý triệt để các kim loại nặng, giảm chi phí hóa chất xử lý nước thải.
Nhóm nghiên cứu cũng đã nêu được tổng quan về ứng dụng công nghệ nano trong nước và ngoài nước, đặc biệt là công nghệ nano trong xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao. Từ đó góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu đề xuất ứng dụng công nghệ nano để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao trong ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam.
Đề tài đã nghiên cứu các chế phẩm nano ứng dụng để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao.
Đề tài cũng đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng (pH, hàm lượng nano sắt, thời gian phản ứng) đến khả năng xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao trên các mẫu đơn lẻ, các mẫu tổ hợp và các mẫu nước thải thực tế của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã đề ra sơ đồ công nghệ cải tiến, để xử lý nước thải từ hoạt động chế biến khoáng sản có hàm lượng kim loại nặng cao và phân tích chi phí vận hành xử lý nước thải.
Nguyễn Quân tổng hợp
lên đầu trang