[In trang]
HBT Việt Nam ứng dụng dây chuyền mới, bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Thứ hai, 07/06/2021 - 08:06
Việc đổi mới công nghệ sản xuất là hoạt động nằm trong chiến lược phát triển của HBT Việt Nam với mục tiêu tạo ra sản phẩm nổi bật, gia tăng sản lượng để mở rộng thị phần và phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng khác biệt về chất lượng để định vị thương hiệu, giảm tiêu hao vật tư, nguyên liệu, năng lượng, nhân công, bộ máy quản lý...
Đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại là chìa khóa quan trọng quyết định thành bại của doanh nghiệp. Thời gian qua, Công ty Cổ phần Sản xuất Biến thế HBT Việt Nam đã chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất để đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến nhằm nhanh chóng bắt kịp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Dây chuyền công nghệ sản xuất lõi tôn silic Ecoline TBA 400 - Georg
HBT Việt Nam là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng máy biến thế, thiết bị điện. Thời gian qua, nhờ định hướng chiến lược đúng đắn, các sản phẩm của HBT được thị trường trong nước ưa chuộng, có mặt ở nhiều công trình, dự án trọng điểm. Bên cạnh đó, thị trường của HBT Việt Nam được mở rộng không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Philippines…
Để có được kết quả nổi bật này, bên cạnh phương pháp điều hành sáng tạo của Ban Lãnh đạo Công ty và sự hăng say lao động của toàn thể CBCNV-NLĐ thì một phần rất lớn là nhờ việc Công ty đã đầu tư ứng dụng máy móc khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào sản xuất sản phẩm.
Có thể nói, việc đổi mới công nghệ sản xuất là hoạt động nằm trong chiến lược phát triển của HBT Việt Nam với mục tiêu tạo ra sản phẩm nổi bật, gia tăng sản lượng để mở rộng thị phần và phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng khác biệt về chất lượng để định vị thương hiệu, giảm tiêu hao vật tư, nguyên liệu, năng lượng, nhân công, bộ máy quản lý... để nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện tại, hệ thống dây chuyền sản xuất và nhà xưởng của HBT Việt Nam đã được đầu tư theo tiêu chuẩn G7. Đặc biệt, gần đây HBT đã đưa vào hoạt động dây chuyền công nghệ sản xuất lõi tôn silic Ecoline TBA 400 - Georg với nhiều tính năng, ưu điểm nổi bật.
Cụ thể, dây chuyền này giúp tăng năng suất gấp ba lần, rút ngắn được list time sản xuất máy với độ chính xác và dung sai sản phẩm đạt chất lượng cao, tổn hao gia công thấp. Với dải cắt rộng, dây chuyền mới giúp cắt được loại tôn có độ dày mỏng đến 0.18 mm, từ đó có thể sản xuất được các loại MBA có công suất lớn, tổn hao lõi tôn thấp; khả năng đột lỗ trên sản phẩm của dây chuyền công nghệ mới này giúp rút ngắn được thời gian ghép lõi. Đặc biệt, thiết bị này giúp đảm bảo an toàn lao động vì dây chuyền được thiết kế kín, có các tấm chắn bảo vệ, được gắn các senser cảm ứng an toàn. Ngoài ra, dây chuyền mới còn được kết nối với hệ thống robot và hệ thống kỹ thuật số, tất cả đều được thao tác trên máy vi tính nên đảm bảo sự chính xác cao.
Máy cuốn dây tự động của Synthesis - Ấn Độ GLI800 được áp dụng vào công nghệ sản xuất cuộn dây
Gần đây, HBT cũng tiến hành nâng cấp công nghệ sản xuất cuộn dây với việc đưa vào vận hành Máy cuốn dây tự động của Synthesis - Ấn Độ GLI800. Ưu điểm dễ nhận ra của loại máy mới này là: Vận hành tự động; điều khiển bằng hệ thống CNC; kết nối qua internet, công nghệ số, có thể điều khiển từ phòng kỹ thuật. Ngoài ra, hệ thống trải giấy, dây được vận hành tự động, độ chính xác của các vòng dây đồng đều, giúp năng suất tăng gấp 5 lần hệ thống bán tự động. Đặc biệt, có thể cán dẹt dây dẫn giúp tăng bề mặt tiếp xúc, từ đó giảm kích thước cuộn dây. Sản phẩm được hình thành có tính thẩm mỹ và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, giúp chịu được lực điện động hướng tâm tốt hơn với cuộn dây thông thường.
Công nghệ sản xuất vỏ máy cũng được nâng cấp với dây chuyền cắt CNC laser VLF 6020, tạo ra sản phẩm có độ chính xác cao với dung sai thấp, chỉ 0.03mm, cắt được nhiều loại biên dạng giúp việc thiết kế sản phẩm đạt tính thẩm mỹ. So với công nghệ cũ, công nghệ mới cho sản lượng cao, vận hành đơn giản, giảm được nhân lực sản xuất. Hệ thống cũng được vận hành tự động và cài đặt từ phòng kỹ thuật.
Dây chuyền cắt CNC laser VLF 6020 ứng dụng trong công nghệ sản xuất vỏ máy
Tổng giám đốc HBT Nguyễn Đăng Quân cho biết: “Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian qua, HBT đã thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ. Đặc biệt, chúng tôi liên tục đầu tư công nghệ mới nhằm tạo ra được những sản phẩm tối ưu hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của khách hàng. Để bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ cao, hiện đại vào sản xuất, với chế độ vận hành tự động có kết nối kỹ thuật số, nhằm giảm sự phụ thuộc vào tay nghề công nhân. Đồng thời, áp dụng phần mềm kiểm soát kế hoạch vật tư, kế hoạch sản xuất, kiểm soát chất lượng và nhập kho…”.
Vài năm qua, thị trường máy biến thế trong nước ngày càng có những cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt, sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 lại càng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự trong sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, Ban Lãnh đạo HBT nhìn nhận rằng, cần phải khai phá được “đại dương xanh”, tìm đến những thị trường ít đối thủ cạnh tranh, chưa từng được khai thác, cụ thể là những thị trường nước ngoài để tiếp cận, quảng bá sản phẩm. Nhưng để đứng vững được trên thị trường nước ngoài, sản phẩm cần phải có được chất lượng và độ hoàn thiện cao. Đó cũng chính là bài toán đang được HBT từng bước tìm cách giải quyết. Muốn vươn ra biển lớn thì phải chuyên nghiệp ngay từ những chi tiết nhỏ nhất. Việc ứng dụng dây chuyền, công nghệ 4.0 trở thành yếu tố then chốt để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm và mở ra cơ hội mới cho HBT ở những thị trường đầy tiềm năng.
Bên cạnh những giải pháp về công nghệ, để liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian tới HBT sẽ tiếp tục chú trọng vào giải pháp 5S: Kiểm soát chất lượng, tăng năng suất, an toàn lao động, tạo ra môi trường sản xuất sạch sẽ, phát hiện và loại trừ lãng phí trong sản xuất. Công ty cũng sẽ ứng dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng nhân lực như: Đào tạo nhân sự cấp tổ trưởng, cấp quản lý về quy trình sản xuất, 5S, Lean; Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân định kỳ hàng tháng; Kiểm soát chất lượng sản phẩm 3 lớp gồm: Công nhân sản xuất; trưởng bộ phận kiểm soát; kiểm soát của QC. Những biện pháp khác về dây chuyền, hệ thống máy móc cũng thường xuyên được chú trọng như: Áp dụng hệ thống kiểm soát TPM; thiết lập, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống nhà máy; đặc biệt là việc áp dụng thẻ Kanban vào quản lý vật tư (đúng số lượng, đúng chủng loại, đúng vị trí).
Theo: Công nghiệp và Tiêu dùng