Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ đổi mới, chủ động sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ số
Thứ ba, 01/03/2022 - 08:50
Thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, nó tác động rất lớn tới các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chủ động, thay đổi cách thức quản lý, lãnh đạo cũng như trong hoạt động sản xuất để đạt được những lợi ích tốt nhất.
Thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, nó tác động rất lớn tới các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chủ động, thay đổi cách thức quản lý, lãnh đạo cũng như trong hoạt động sản xuất để đạt được những lợi ích tốt nhất.
Công nghệ số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang áp dụng công nghệ hiện đại như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI),… Thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, nó tác động rất lớn tới các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chủ động, thay đổi cách thức quản lý, lãnh đạo cũng như trong hoạt động sản xuất để đạt được những lợi ích tốt nhất. Thời đại công nghệ số ra đời, nó cũng là một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đưa ra được những hướng giải quyết, thay đổi sẽ giúp biến thách thức thành cơ hội, từ đó, doanh nghiệp sẽ không ngừng phát triển và vươn xa mạnh mẽ.
Doanh nghiệp công nghệ số là doanh nghiệp thay đổi từ cách thức quản lý, điều hành, quá trình sản xuất… từ phương pháp truyền thống sang phương thức ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong quản lý, quy trình sản xuất một cách toàn diện.
Ảnh minh họa.
Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay có trên 600 doanh nghiệp có kinh doanh trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Ninh Thuận chưa có doanh nghiệp nào áp dụng được những công nghệ hiện đại như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI),… vào trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh một cách toàn diện.
Chính vì vậy, mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu, đến năm 2025 toàn tỉnh có ít nhất 05 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó ít nhất có 02 doanh nghiệp công nghệ số phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin trọng điểm phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng được đưa vào ứng dụng thực tế tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Đến năm 2030, toàn tỉnh có ít nhất 08 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó ít nhất có 03 doanh nghiệp làm chủ công nghệ, cung cấp các sản phẩm, giải pháp phần mềm phục vụ Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng được đưa vào ứng dụng thực tế trên địa bàn tỉnh và các địa phương khác trên cả nước.
Về định hướng triển khai, tập trung xây dựng, phát triển các nhóm doanh nghiệp sau: Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất; Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số; Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi, ứng dụng thành tựu công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giải pháp thực hiện hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số; hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường.
Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh, du lịch thông minh; Hỗ trợ việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm ứng dụng công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 1-2 doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh phát triển một số sản phẩm số trọng điểm tại địa phương.
Về phát triển doanh nghiệp, định hướng, hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh đổi mới, chủ động sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ số, cung cấp giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin - điện tử đã có thương hiệu chuyển chiến lược sản xuất - kinh doanh sang nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất sản phẩm công nghệ số; Phát triển nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; Tổ chức diễn đàn về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại tỉnh Ninh Thuận kêu gọi các doanh nghiệp số trong và ngoài nước tham gia nhằm mục đích thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
Theo VietQ