[In trang]
Góc nhìn về chính sách đổi mới sáng tạo
Thứ hai, 19/09/2022 - 12:04
Nhìn chung, chính sách đổi mới sáng tạo (ĐMST) là những hành động của Chính phủ ảnh hưởng đến các quá trình ĐMST như việc phát triển, phổ biến các ĐMST sản phẩm và ĐMST quy trình.
Nhìn chung, chính sách đổi mới sáng tạo (ĐMST) là những hành động của Chính phủ ảnh hưởng đến các quá trình ĐMST như việc phát triển, phổ biến các ĐMST sản phẩm và ĐMST quy trình.
Theo PGS. TS Trần Ngọc Ca (Học viện Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo), chính sách đổi mới sáng tạo (ĐMST) có ảnh hưởng đến sự thay đổi công nghệ và các khía cạnh khác của ĐMST. Chính sách bao gồm các khía cạnh về nghiên cứu và phát triển (R&D), chính sách công nghệ, chính sách cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển vùng và chính sách giáo dục và đào tạo.
Điều này cho thấy, chính sách ĐMST rộng hơn chính sách KH&CN vì chính sách KH&CN nhìn chung tập trung vào việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để tạo ra các hàng hóa công. Còn chính sách ĐMST là một tập hợp các hành động chính sách nhằm tăng chất lượng và hiệu quả của các hoạt động ĐMST, các hoạt động liên quan đến việc tạo ra và thích nghi các sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới hoặc được cải tiến (European Commission, Enterprise Directorate General, 2000).
Các chính sách ĐMST nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động ĐMST trong mọi ngành. Các hoạt động ĐMST có thể được tạo ra trong các doanh nghiệp, trường đại học hay viện nghiên cứu, có thể dựa vào NC&PT hoặc không. Đặc trưng cơ bản của chính sách ĐMST là thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các chủ thể khác nhau.
Ảnh minh hoạ
Chính sách ĐMST từ lâu đã cho thấy sự tồn tại của phân công lao động trong quá trình ĐMST. Phần lớn chính sách ĐMST đều cho rằng ĐMST là quá trình gắn chặt với sự phân công lao động giữa các chủ thể tham gia. Ví dụ, trường đại học đào tạo và cung cấp nhân lực cần thiết cho ĐMST, doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực để thực thi ĐMST, chính phủ xây dựng các quy định và chính sách hỗ trợ cho ĐMST. Các chủ thể này đều liên kết với nhau thông qua hệ thống ĐMST, trong đó các bộ phận cấu thành tương tác với nhau trong việc tạo ra ĐMST.
Nhìn chung, chính sách ĐMST là những hành động của chính phủ ảnh hưởng đến các quá trình ĐMST như việc phát triển và phổ biến các ĐMST sản phẩm và ĐMST quy trình. Mục tiêu của các chính sách ĐMST thường mang ý nghĩa kinh tế như tăng trưởng, nâng cao năng suất, tăng việc làm và tính cạnh tranh. Tuy nhiên, nó cũng có thể có mục tiêu văn hóa, xã hội, môi trường hoặc an ninh.
Tiếp cận hệ thống ĐMST nói chung cung cấp nền tảng lý luận mới, rộng hơn cho sự can thiệp của nhà nước so với những triết lý truyền thống. Theo tiếp cận hệ thống ĐMST, những thể chế giúp hệ thống vận hành tốt hơn không chỉ có thị trường mà còn có các thể chế phi thị trường. Những thể chế này thậm chí đóng vai trò quyết định đến kết quả ĐMST ở tầm vĩ mô.
Cũng giống như ĐMST, chính sách ĐMST luôn thay đổi và việc hoạch định chính sách được nhìn nhận như một quá trình học hỏi, dựa vào thực tiễn, đôi khi là những thử nghiệm, tìm giải pháp. Trong nhiều trường hợp, thực tiễn chính sách đi trước lý luận, mở đường cho nghiên cứu lý luận.
Nguồn: vietq.vn/