[In trang]
Sơn La xác định năm 2023 là "Năm Chuyển đổi số"
Thứ năm, 02/02/2023 - 08:54
Vừa qua, UBND tỉnh Sơn Lan đã ban hành Kế hoạch số 292/KH-UBND về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023. Theo đó, năm 2023 được xác định là "Năm Chuyển đổi số", năm trọng tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển Chính quyền số để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, xã hội số.
Vừa qua, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 292/KH-UBND về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023 (Kế hoạch). Theo đó, năm 2023 được xác định là "Năm Chuyển đổi số", năm trọng tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển Chính quyền số để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, xã hội số. 
Theo Kế hoạch, mục tiêu chung toàn tỉnh hướng đến là phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt; phát triển ứng dụng, dịch vụ mới theo hướng dùng chung hạ tầng số, nền tảng số đảm bảo khả năng sử dụng dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để kịp thời đưa ra các quyết sách chính xác trong hoạt động quản lý nhà nước; phát triển kinh tế số, cung cấp các dịch vụ số phục vụ người dân và doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh.
Năm 2023 được xác định là "Năm Chuyển đổi số", năm trọng tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển Chính quyền số để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, xã hội số; phát huy hiệu quả chuyển đổi số để m nâng cao năng lực, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp góp phần nâng cao các chi số cạnh tranh, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh…
Bên cạnh đó, thực hiện số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; thực hiện triển khai quyết liệt, đồng bộ với sự vào cuộc của các cấp, các ngành; đồng thời phân công rõ nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện và xác định rõ lộ trình, thời gian hoàn thành, nguồn lực thực hiện đối với từng nhiệm vụ.
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Sơn La do Tập đoàn VNPT tài trợ (Nguồn: baosonla.org.vn/)
Kế hoạch cũng đề ra nhiều mục tiêu cụ thể, điển hình như đối với phát triển chính quyền số, toàn tỉnh phấn đấu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt 80%; phấn đấu tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận của các dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt 50%.
Đồng thời, đặt ra mục tiêu 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bằng chữ ký số theo quy định (trừ văn bản mật); 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công toàn trình. Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến được tích hợp, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia…
Đối với mục tiêu phát triển Kinh tế số, Kế hoạch hướng đến mục tiêu tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30%; Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu trên 2%.
Cũng theo Kế hoạch, để phát triển Xã hội số, mục tiêu đề ra là tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 37,8%; Tỷ lệ dân số có điện thoại di động thông minh đạt 58,45%; Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt từ 70%.
Toàn tỉnh cũng hướng đến mục tiêu tỷ lệ người dân và doanh nghiệp được hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt 100%; Tỷ lệ các trường học có ứng dụng công nghệ số trong công tác dạy học và hoạt động quản lý đạt 100%; Tỷ lệ các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thành phố triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt đạt 100%; Tỷ lệ hộ gia đình có địa chỉ số đạt 100%.
Cuối cùng, nhằm bảo đảm an toàn thông tin, kế hoạch đề ra mục tiêu tối thiểu 80% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; Tối thiểu 90% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ.
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin đạt 100%; Tỷ lệ cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thông tin đạt 100%; tỷ lệ máy tính tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; 60% máy tính tại UBND cấp xã được cài đặt nền tảng phòng chống mã độc theo mô hình quản trị tập trung của tinh đạt 100%.
Phương Loan