[In trang]
Khoa học công nghệ là nền móng cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia
Thứ hai, 06/02/2023 - 16:42
Ngày 06/01/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP “Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023”.
Ngày 06/01/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP “Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023”. 
Theo mục tiêu được ban hành trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ, năm 2023 Việt Nam phấn đấu chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, sớm vươn lên lọt top 40 thế giới vào năm 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ coi khoa học công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, giúp đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Cụ thể, các đơn vị, Bộ, ban, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phải triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư, sớm hoàn thành xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia; thực hiện hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh; xác định rõ năm 2023 là  
Đồng thời, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, phấn đấu đạt mục tiêu nâng hạng các chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đến năm 2025; thực hiện nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa và phát triển hiệu quả hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở kỹ thuật dùng chung hỗ trợ doanh nghiệp,...
Doanh nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất (Ảnh: vnbusiness.vn/)
Xác định khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Kế hoạch chỉ rõ các doanh nghiệp, đơn vị phải tập trung đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả, cơ cấu lại nền kinh tế, các ngành sản xuất và dịch vụ gắn với đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ. Trong đó, phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành nghề chế biến, chế tạo. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt khoảng 15,5%.
Thực hiện triển khai hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung tổ chức kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu; tiến hành đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển các ngành hàng theo hướng tích hợp đa giá trị, tăng hàm lượng khoa học công nghệ. 
Cũng trong nhiệm vụ của khoa học công nghệ, Chính phủ yêu cầu các đơn vị, bộ, ban ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cần phải đẩy mạnh phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; tạo thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu, thí điểm phát triển loại hình doanh nghiệp khoa học công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học theo mô hình doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off). 
Cùng với đó, khơi thông hành lang pháp lý, đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh; tiếp tục hoàn thiện cơ chế trọng dụng các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học tài năng. Đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, trước mắt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.
Tích cực triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 và năm 2030, trong đó chú trọng xác định công nghệ trọng điểm cần ưu tiên phát triển. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng nghiên cứu khoa học, tăng cường năng lực nghiên cứu công nghệ. Đẩy mạnh xây dựng, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm.
Đồng thời, các đơn vị phải quan tâm, chú trọng vào việc phát triển giáo dục nghề nghiệp, gắn kết công tác đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Thông qua đó phải tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, thực tập, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng cho thị trường lao động.
Thực hiện thành công các nhiệm vụ là nền tảng giúp nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ.
Quang Ngọc