[In trang]
Tổng hợp vật liệu TiO2/Fe3O4 Nanocomposit để tách chiết và làm giàu Pb, ứng dụng phân tích Pb trong mẫu nước
Thứ hai, 01/07/2024 - 08:34
Ion chì trong mẫu được làm giàu bằng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit–chất hấp phụ pha rắn với kỹ thuật chiết pha rắn, sau đó được giải hấp phụ và xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử.
Tóm tắt: Ion chì trong mẫu được làm giàu bằng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit–chất hấp phụ pha rắn với kỹ thuật chiết pha rắn, sau đó được giải hấp phụ và xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử. Tính chất của vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocompositđược phân tích bằng các phương pháp SEM, EDX, XRD. Các điều kiện chiết pha rắn sử dụng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocompositnhư pH của dung dịch, khối lượng của vật liệu, thời gian hấp phụ, nồng độ chất giải hấp phụ được lần lượt khảo sát để đạt hiệu suất hấp phụ và giải hấp phụ cao nhất. Kết quả cho thấy khi sử dụng 150 mg chất hấp phụ trong 60 phút ở pH 8 và nồng độ chất giải hấp phụ HNO2M thì hiệu suất hấp phụ đạt 100% và hiệu suất giải hấp đạt 94,5% với nồng độ ban đầu của ion Pb2+ là 200 μg/L. Với các điều kiện tối ưu, ion chì được xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử GF-AAS với nồng độ chì theo đường chuẩn tuyến tính trong khoảng 5,0÷40,0 μg/L (r2= 0,9998). Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 0,9 μg/L và 3,0 μg/L; hiệu suất thu hồi của phương pháp khoảng 92,1%. Phương pháp được ứng dụng để xác định ion chì trong mẫu nước.
Từ khóa. TiO2/Fe3Onanocomposit, chiết pha rắn, chì, GF-AAS
Ảnh minh hoạ kim loại chì (Nguồn: vietchem)
Xem chi tiết: tại đây
Trần Thị Thanh Thuý, Vũ Hữu Tài, Nguyễn Văn Trọng, Lê Hoài Ân (Khoa Công nghệ Hoá học, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 62, 2023