[In trang]
Những điểm mới trong chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới của Đức
Thứ hai, 28/10/2019 - 08:31
Đức là một nước hàng đầu thế giới trong khoa học, công nghệ và đổi mới (KHCN&ĐM). Chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Liên bang (HTS) đã thiết lập các định hướng chiến lược trung hạn cho NC&PT và hoạt động đổi mới của Đức, bao gồm: củng cố các cơ sở KH&CN, tăng cường đổi mới, tạo việc làm, và giúp đỡ giải quyết các thách thức toàn cầu để cải thiện cuộc sống của người dân.
Đức là một nước hàng đầu thế giới trong khoa học, công nghệ và đổi mới (KHCN&ĐM). Chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Liên bang (HTS) đã thiết lập các định hướng chiến lược trung hạn cho NC&PT và hoạt động đổi mới của Đức, bao gồm: củng cố các cơ sở KH&CN, tăng cường đổi mới, tạo việc làm, và giúp đỡ giải quyết các thách thức toàn cầu để cải thiện cuộc sống của người dân.
Đức là một nước hàng đầu thế giới trong khoa học, công nghệ và đổi mới (KHCN&ĐM). Chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Liên bang (HTS) đã thiết lập các định hướng chiến lược trung hạn cho NC&PT và hoạt động đổi mới của Đức, bao gồm: củng cố các cơ sở KH&CN, tăng cường đổi mới, tạo việc làm, và giúp đỡ giải quyết các thách thức toàn cầu để cải thiện cuộc sống của người dân. Chiến lược công nghệ cao sẽ được mở rộng thành một chiến lược đổi mới toàn diện liên ngành và sẽ bao gồm cả đổi mới công nghệ và xã hội, trong đó tìm cách chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tốt hơn và nhanh hơn.
Những điểm chính trong hệ thống KHCN&ĐM của Đức:
Quản trị chính sách KHCN&ĐM: Chiến lược công nghệ cao đã liên kết các lĩnh vực chính sách đổi mới khác nhau giữa các bộ liên bang. Các trường đại học và viện nghiên cứu công: Đức có cơ sở khoa học mạnh và chi tiêu công cho NC&PT cao. Đức đứng thứ tư toàn cầu về sản lượng xuất bản phẩm và số lượng trích dẫn. Các nhà nghiên cứu Đức cũng kết nối quốc tế mạnh; 46% các bài báo khoa học được công bố có đồng tác giả quốc tế. Các sáng kiến quan trọng đang được tiến hành để tăng cường hơn nữa hiệu suất của các trường đại học và viện nghiên cứu công. Hiệp ước cho nghiên cứu và đổi mới (cập nhật năm 2009) là một nỗ lực chung của Chính phủ liên bang và các tiểu bang để tăng kinh phí NC&PT của các viện nghiên cứu công lớn, trong đó có Quỹ Nghiên cứu Đức (DFG). Là một phần của Hiệp ước Giáo dục đại học năm 2020, DFG cung cấp tài trợ chi phí (20%) cho các dự án nghiên cứu trong trường đại học để cải thiện tính năng động và phạm vi thực hiện nghiên cứu xuất sắc. Đạo luật Tự do học thuật, có hiệu lực từ cuối năm 2012, trao quyền tự chủ nhiều hơn về các vấn đề kinh phí và nhân sự cho các viện nghiên cứu công không thuộc trường đại học.
Chuyển giao và thương mại hóa công nghệ: Công nghiệp và khoa học Đức có liên kết chặt chẽ và một tỷ lệ nghiên cứu công rất cao được tài trợ bởi ngành công nghiệp. Các sáng kiến đang thực hiện nhằm tăng cường và cải thiện sự hợp tác giữa doanh nghiệp và khoa học bao gồm Cuộc thi Cụm lãnh đạo hàng đầu (từ năm 2007), với tổng kinh phí là 1,4 tỷ USD (1,2 tỷ EUR) (các quỹ tư nhân 50% và 50% từ BMBF); Campus Research, một chương trình tài trợ cạnh tranh theo Chiến lược Công nghệ cao. Liên minh Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp được giao nhiệm vụ tưvấn về chuyển đổi nhanh hơn và hiệu quả hơn các ý tưởng sáng tạo thành các sản phẩm sáng tạo.
Kỹ năng cho đổi mới: Các chính sách đổi mới của Đức xem việc thiếu nhân sự có tay nghề là một hạn chế nổi bật. Nhiều biện pháp thúc đẩy các ngành MINT (toán học, tin học, khoa học tự nhiên và công nghệ). Cuộc thi Sáng kiến xuất sắc của các trường đại học nhằm tạo điều kiện tối ưu cho việc đào tạo nghiên cứu sinh với một chương trình nghiên cứu để chuẩn bị cho một nghề trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc công nghiệp. Tổng ngân sách hằng năm vào khoảng 70 triệu USD (60 triệu EUR). Hiệp ước chất lượng giảng dạy có kinh phí 2,5 tỷ USD (2,0 tỷ EUR) để nâng cao chất lượng giảng dạy từ năm 2011 đến năm 2020. Sau khi thông qua Hiệp ước cho nghiên cứu và đổi mới, số lượng nhân viên trong các tổ chức nghiên cứu khoa học tăng 26,5%, và số lượng nghiên cứu sinh của họ tăng gấp đôi từ năm 2005 đến năm 2012.
Đức dành 2,98% GDP cho NC&PT và đặt mục tiêu đạt 3% GDP năm 2020.
Theo NASATI