[In trang]
Nhà máy thông minh có thể đóng góp 2,2 nghìn tỷ USD/năm
Thứ tư, 10/06/2020 - 11:02
Từ nay tới năm 2023, nhà máy thông minh có thể tạo thêm 1.500 tới 2.200 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế thế giới.
Từ nay tới năm 2023, nhà máy thông minh có thể tạo thêm 1.500 tới 2.200 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế thế giới.
Thực hiện phỏng vấn khoảng 1.000 nhà điều hành từ những doanh nghiệp có ý định xây dựng nhà máy thông minh, Viện Nghiên cứu Capgemini vừa công bố báo cáo "Smart Factories @ Scale”. 
Theo khái niệm của Viện Nghiên cứu Capgemini, nhà máy thông minh là những cơ sở sản xuất tận dụng nền tảng và công nghệ kĩ thuật số để cải thiện mạnh mẽ năng suất, chất lượng, sự linh hoạt và dịch vụ.
Trong tuyên bố kèm theo báo cáo, Viện Nghiên cứu Capgemini nhận định sự tăng năng suất, chất lượng, thị phần và dịch vụ khách hàng sẽ dẫn tới sự tăng lên về lợi nhuận của doanh nghiệp.
Báo cáo nhấn mạnh một số thay đổi đã diễn ra trong lĩnh vực sản xuất trong vài năm qua. Ví dụ như năm 2019, 68% các tổ chức đang thực hiện các dự án nhà máy thông minh, so với con số 43% năm 2017.
Báo cáo cũng đánh giá cao tầm quan trọng của 5G - thế hệ mạng di động thứ năm: “5G sẽ trở thành động lực hỗ trợ chính cho các dự án nhà máy thông minh”, vì các tính năng của 5G tạo cơ hội cho các nhà sản xuất triển khai hoặc nâng cao các ứng dụng theo thời gian thực rất đáng tin cậy.
Mặc dù vậy, nhiều phương diện về nhà máy thông minh cần được cải thiện. Báo cáo cho biết 3 thách thức chính cản trở sự phổ biến của nhà máy thông minh là triển khai và tích hợp các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số; an ninh mạng và mức độ sẵn sàng của dữ liệu và sự phát triển của các kĩ năng mềm và kĩ năng lai.
Đối với việc ứng dụng nhà máy thông minh, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản đang dẫn đầu; Hàn Quốc, Mỹ và Pháp thuộc nhóm tiên phong thứ hai.
"N hà máy thông minh là hệ sinh thái phức tạp, nơi hiệu quả của các hệ thống sản xuất sẽ là giới hạn tiếp theo, chứ không phải là năng suất lao động", ông Jean-Pierre Petit, Giám đốc Sản xuất kĩ thuật số của Viện Nghiên cứu Capgemini phát biểu.
Ông Peiti nói thêm: “dữ liệu an toàn, các tương tác thời gian thực và các vòng lặp thực - ảo sẽ tạo ra sự khác biệt. Để khai thác tiềm năng của nhà máy thông minh, các tổ chức cần thiết kế và thực hiện chương trình quản trị mạnh mẽ và phát triển văn hóa vận hành dựa trên dữ liệu”. 
Khi công nghệ phát triển, cách thức hoạt động của ngành sẽ thực sự thay đổi. Trên khắp thế giới, các công ty đang chuyển sang chế tạo robot và công nghệ tự động để hợp lý hóa các hoạt động.
Phải kể đến Amazon Robotics, ra đời năm 2003, của Amazon. Nó tự động hóa các trung tâm xử lí đơn hàng bằng cách sử dụng một loạt công nghệ như học máy, cảm biến sâu và robot di chuyển tự động.
Ngọc Diệp (Theo https://www.cnbc.com/2019/11/12/smart-factories-could-contribute-2point2-trillion-to-global-economy.html)