[In trang]
NPSC chạy thử thành công mô hình đào tạo rơ le bảo vệ, hệ thống SCADA
Thứ sáu, 28/08/2020 - 17:52
Hoạt động triển khai mô hình trạm biến áp không người trực/bán người trực, các trung tâm điều khiển xa là hướng đi tất yếu nhằm tự động hóa, hiện đại hóa lưới điện, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tăng hiệu quả của hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục.
Hoạt động triển khai mô hình trạm biến áp không người trực/bán người trực, các trung tâm điều khiển xa là hướng đi tất yếu nhằm tự động hóa, hiện đại hóa lưới điện, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tăng hiệu quả của hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục.
Hiện nay, các dự án xây dựng các trung tâm điều khiển xa và TBA không người trực đang được Tổng công ty điện lực miền Bắc khẩn trương hoàn thiện. Do đó, yêu cầu trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác tư vấn thiết kế, thí nghiệm, vận hành… ngày càng cao.
Khối điều khiển bảo vệ của Mô hình
Ngay từ khi thành lập, Ban Giám đốc Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc (NPSC) đã đặc biệt chú trọng về công tác đào tạo và tự đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực trong lĩnh vực thí nghiệm... nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tự động hóa lưới điện.
Vừa qua, tổ Thí nghiệm – Tự động hóa của NPSC đã xây dựng và chạy thử thành công mô hình đào tạo rơ le bảo vệ, hệ thống SCADA.
 Mô hình đào tạo lĩnh vực Thí nghiệm – Tự động hóa
Mô hình mô phỏng một ngăn lộ xuất tuyến trung thế trong một trạm biến áp 110kV theo tiêu chuẩn không TBA người trực, bao gồm: một máy cắt, một tiếp địa, các khóa chức năng (F79 On/Off Switch, Local/Remote Switch), rơ le lockout. Tổ Thí nghiệm - Tự động hóa đã sử dụng rơ le GRD200 của Toshiba để thực hiện chức năng bảo vệ quá dòng, đồng thời đóng vai trò BCU (Bay Control Unit) để truyền tín hiệu lên Gateway bằng chuẩn giao thức IEC61850 và lựa chọn phần mềm Zenon (COPA-DATA) để thực hiện vai trò Gateway đồng thời tích hợp giao diện người – máy (HMI-Human Machine Interface).
Chương trình hiện đại hóa, tự động hóa lưới điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1670/QĐ – TTg ngày 8/11/2012. Theo đó ngành điện đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% số trạm biến áp 110kV và 60% số trạm biến áp 220kV được điều khiển từ xa và vận hành theo mô hình trạm biến áp không người trực. Chương trình này đã được Chính phủ, các Bộ ngành nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng nghiên cứu từ lâu bởi hiệu quả của nó đã được chứng minh tại các quốc gia phát triển.
Theo: Tạp chí Công Thương