[In trang]
Phát triển KHCN ở Nhật Bản
Thứ sáu, 12/07/2013 - 09:50
Nhằm mục tiêu trở thành quốc gia có nền khoa học và công nghệ (KH&CN) tiên tiến, từ năm 1995, Nhật Bản đã ban hành Luật KH&CN cơ bản. Kế hoạch KH&CN cơ bản được xây dựng trên cơ sở Luật KH&CN và dựa trên các chính sách KH&CN do Hội đồng Chính sách KH&CN hoạch định.

Nhằm mục tiêu trở thành quốc gia có nền khoa học và công nghệ (KH&CN) tiên tiến, từ năm 1995, Nhật Bản đã ban hành Luật KH&CN cơ bản. Kế hoạch KH&CN cơ bản được xây dựng trên cơ sở Luật KH&CN và dựa trên các chính sách KH&CN do Hội đồng Chính sách KH&CN hoạch định.

 Tháng 7/2004, Hội đồng Chính sách KH&CN Nhật Bản đã triển khai chương trình điều phối các dự án KH&CN để loại bỏ những chồng chéo không cần thiết và tăng cường sự cộng tác. Để nâng cao tác dụng điều phối, Hội đồng Chính sách KH&CN Nhật Bản đã thành lập các nhóm công tác và các nhà điều phối để thúc đẩy hiệu quả hoạt động nghiên cứu phát triển (NCPT) dựa trên cơ sở hợp tác giữa các bộ, cơ quan và tổ chức hữu quan. Một số dự án điển hình được thực hiện như: “Sáng kiến về Cụm tri thức” đã được triển khai tại 18 vùng ở Nhật Bản, để tạo ra “Những trung tâm tri thức và tài năng” (tức là các Cụm tri thức) nhằm đổi mới công nghệ có sức cạnh tranh quốc tế. Điều này đạt được nhờ các tổ chức nghiên cứu, các công ty định hướng vào công tác NCPT và các thành viên khác. Hoạt động chủ yếu là các trường đại học và các viện nghiên cứu công, với vai trò là những trung tâm sáng tạo tri thức. Ngoài ra, Chương trình Trí tuệ của các trường đại học được thực hiện trong vùng, tạo ra các hạt giống công nghệ mới và thành lập các doanh nghiệp mới.


Ngoài việc duy trì các cuộc hội nghị thường niên để thông báo kết quả các dự án, từ năm 2004, các trường đại học trong vùng của Nhật Bản đã triển khai hoạt động nghiên cứu phối hợp với doanh nghiệp tham gia vào dự án cụm công nghiệp.

Từ năm 2006, các dự án của Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI)  và  các bộ hữu quan đã thúc đẩy mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ với Sáng kiến Cụm tri thức của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản trên cơ sở phát triển trong lĩnh vực môi trường, nhằm thống nhất chương trình hành động giữa các tổ chức quốc gia và địa phương đóng tại mỗi vùng.

Cục KH&CN Nhật Bản (JST) - một tổ chức hành chính độc lập trực thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản đã phối hợp với Chương trình “Cộng tác các chủ thể trong vùng để tạo sự xuất sắc về công nghệ với Chương trình “Ươm tạo KH&CN ở các vùng tiên tiến” và phát triển “Chương trình hỗ trợ toàn diện nhằm đổi mới vùng”.

Cũng từ năm 2006, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN  Nhật Bản đã triển khai chương trình “Thành lập các trung tâm xuất sắc ở lĩnh vực mũi nhọn và đa ngành” thông qua việc sử dụng “Các quỹ điều phối đặc biệt để thúc đẩy KH&CN”. Mục đích của chương trình này là hỗ trợ Trung tâm NCPT trung hạn để tạo ra công nghệ mới (tạo hạt giống cho công nghiệp). Với việc hỗ trợ từ các quỹ cho Chương trình này, các trung tâm xuất sắc có thể đào tạo và cung cấp một đội ngũ nhà nghiên cứu và kỹ sư thế hệ mới ở cấp cao.

Đồng thời với cuộc cải cách các hệ thống đại học quốc gia (thành lập các công ty đại học quốc gia), nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu đã chuyển từ quyền của nhà nghiên cứu sang quyền của trường đại học.  Sự cải cách này nhằm khuyến khích các công ty đại học quốc gia nỗ lực tích lũy các quyền sở hữu trí tuệ theo sáng kiến của mình. Để hỗ trợ các sáng kiến của các trường đại học, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản đã lựa chọn và trợ giúp 43 cơ quan về quyền sở hữu trí tuệ thuộc trường đại học chịu trách nhiệm quản lý quyền sở hữu trí tuệ. Phương thức quản lý quyền sở hữu trí tuệ và mục tiêu cấp licence phụ thuộc vào chính sách của từng trường.

Hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản trong công tác nghiên cứu và phát triển

 Khuyến khích hoạt động NCPT tại khu vực doanh nghiệp là thách thức lớn đối với tương lai của nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 2003, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi căn bản hệ thống khuyến khích hoạt động NCPT. Cụ thể, Chính phủ đã cải tiến hệ thống thuế bằng việc khấu trừ  từ 8 – 10% thuế của toàn bộ các khoản chi tiêu cho NCPT, đây là biện pháp thúc đẩy sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, Chính phủ cũng tạo thêm khoản tín dụng 2% tạm thời để khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế.

Những sáng kiến lớn thúc đẩy sự cộng tác và liên kết mạng lưới giữa các tổ chức đổi mới: Sáng kiến Cụm tri thức đã được thực hiện tại 18 vùng ở Nhật Bản, nhằm mục đích tích lũy tri thức để đổi mới và tăng sức cạnh tranh quốc tế.  Sáng kiến đã hỗ trợ các viện nghiên cứu ở trong khu vực cộng tác với nhau. Trong đó, trường đại học trong vùng đóng vai trò là trung tâm xuất sắc trong Sáng kiến Cum tri thức.

Những sáng kiến và chính sách lớn thúc đẩy mối quan hệ giữa khu vực hàn lâm và công nghiệp: Tăng cường việc cộng tác trong nghiên cứu. Sau khi Trường Đại học Quốc gia được cải cách thành công ty năm 2004, nhiều công ty đại học đã nhận thấy, việc cộng tác với khu vực công nghiệp là nhiệm vụ cốt lõi trong kế hoạch trung hạn. Nhờ cuộc cải cách này, các quy định về cộng tác giữa khu vực nghiên cứu và doanh nghiệp đã được nới lỏng. Sự bãi bỏ quy định này đã tạo điều kiện cho các trường thực hiện các hoạt động riêng của mình.

Việc cộng tác hoat động NCPT giữa khu công nghiệp và hàn lâm đã được tăng cường hàng năm. Trường Đại học ở Nhật Bản đã ký kết hợp đồng cộng tác toàn diện không chỉ với từng dự án, mà còn với sự hợp tác chung, chẳng hạn được phép tiếp cận thông tin về các kết quả nghiên cứu.

Từ năm 2006, các dự án của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và các cơ quan hữu quan đã lập kế hoạch thúc đẩy sự cộng tác với Sáng kiến Cụm tri thức của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản nhằm phát triển lĩnh vực môi trường, thống nhất hành động với các tổ chức cấp quốc gia và địa phương trên địa bàn. Chương trình này nhấn mạnh đến hoạt động độc lập của các vùng, trên cơ sở tận dụng tri thức của các trường đại học, đẩy mạnh sự hợp tác giữa các khu vực công nghiệp, hàn lâm và Chính phủ.

Tăng cường nguồn nhân lực giữa các khu vực công và tư: Cuộc cải cách các trường đại học thành công ty đại học đã tạo điều kiện cho các trường mời các nhà nghiên cứu nổi tiếng đến làm việc với mức lương cao. Ngoài ra, các trường cũng linh hoạt trong việc bố trí, điều động cán bộ, kể cả những cán bộ làm việc bán thời gian. Khi mối quan hệ giữa KH&CN với xã hội trở nên sâu sắc và đa dạng hơn, thì việc tận dụng nguồn nhân lực có chuyên môn ngoài các trường đại học và viện nghiên cứu ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bởi vậy, từ năm 2006, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản đã đề ra chương trình “Thúc đẩy sự đa dạng hóa lĩnh vực nghề nghiệp của nhân lực KH&CN”. Trong chương trình này, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản đã hỗ trợ một conxoocxiom để xúc tiến việc đa dạng hóa nhân lực KH&CN thông qua những nỗ lực có tổ chức (chẳng hạn như hướng dẫn nghề nghiệp, bố trí các cuộc gặp gỡ giữa các hãng tư nhân với các nhà nghiên cứu trẻ…).

Nguồn nhân lực KH&CN: Những năm gần đây, những nỗ lực để cải thiện việc cung cấp nguồn cán bộ KH&CN của các trường đại học ở Nhật Bản gồm:

- Tăng cường mối quan tâm và nhận thức khoa học trong giới trẻ. Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản đã thực hiện “Các sáng kiến nâng cao học vấn khoa học”. Đây là chương trình trọn gói để xúc tiến các chính sách KH&CN. Ví dụ: Trường Đại học Siêu khoa học được đưa ra nhằm phát triển các chương trình môn học chuyên về khoa học và toán học” để nghiên cứu các phương pháp giáo dục mới. Dự án này được áp dụng cho các trường đại học đặc thù do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản đề ra. Dự án đối tác khoa học nhằm hỗ trợ hoạt động để tăng cường sự tiếp xúc và kinh nghiệm của học sinh thông qua chương trình nghiên cứu đặc biệt được cung cấp bởi sự cộng tác của trường phổ thông với các trường đại học và viện bảo tàng khoa học. Những chương trình này đều nhằm tăng cường mối quan tâm đến các học sinh cấp tiểu học và trung học và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân lực KH&CN.

- Nghiên cứu lại chương trình giảng dạy của các trường đại học, tạo điều kiện cho KH&CN trở nên hấp dẫn hơn đối với sinh viên, chẳng hạn mở rộng đào tạo đa ngành trong giáo dục KH&CN.

- Cải thiện việc giảng dạy toán học và KH&CN, kể cả việc thông qua công nghệ thông tin, truyền thông trong giảng dậy và cung cấp nội dung.

- Giảm bớt sự chênh lệch về giới và sắc tộc trong giáo dục KH&CN.

- Tăng cường chất lượng của các phòng thí nghiệm và kết cấu hạ tầng nghiên cứu;

 

- Các chính sách dành cho phía cầu để tăng độ hấp dẫn của công việc ở các tổ chức nghiên cứu công, tạo điều kiện cho việc làm ở khu vực công trở nên linh hoạt hơn hoặc cải thiện việc cung cấp thông tin cho sinh viên về các cơ hội việc làm ở các khu vực công và tư./.

Hồng Vân