[In trang]
Tôn Phương Nam: Tiến dài trong công nghệ
Thứ bảy, 03/10/2015 - 19:19
Mặc dù luôn dẫn vị trí số 1 thị trường về thị phần sản phẩm tôn mạ màu nhưng Tôn Phương Nam vẫn tiếp đầu tư cho dòng sản phẩm tôn mạ kẽm hợp kim sản xuất theo công nghệ NOF đáp ứng nhu cầu đa dạng trong ứng dụng và hướng đến tiêu chí chất lượng hàng đầu theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam. Chính sách đầu tư ưu tiên cho công nghệ của Tôn Phương Nam được coi là đòn bẩy của chất lượng thương hiệu tôn Việt - Nhật uy tín trên thị trường vật liệu mái lợp hiện nay.

Mặc dù luôn dẫn vị trí số 1 thị trường về thị phần sản phẩm tôn mạ màu nhưng Tôn Phương Nam vẫn tiếp đầu tư cho dòng sản phẩm tôn mạ kẽm hợp kim sản xuất theo công nghệ NOF đáp ứng nhu cầu đa dạng trong ứng dụng và hướng đến tiêu chí chất lượng hàng đầu theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam. Chính sách đầu tư ưu tiên cho công nghệ của Tôn Phương Nam được coi là đòn bẩy của chất lượng thương hiệu tôn Việt - Nhật uy tín trên thị trường vật liệu mái lợp hiện nay.

Công nghệ hiện đại

Được thành lập ngày 22/6/1995, Tôn Phương Nam là một đơn vị liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Công ty FIW (Malaysia), là đơn vị đầu tiên đưa công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm và tôn mạ màu dạng cuộn với công nghệ tiên tiến của thế giới vào Việt Nam. Đến nay, Công ty sở hữu 2 dây chuyền sản xuất hiện đại: 1 dây chuyền mạ kẽm hợp kim công nghệ NOF dạng cuộn công suất 100 nghìn tấn/năm và 1 dây chuyền mạ màu dạng cuộn với công suất 70 nghìn tấn/năm.

Tôn mạ kẽm hợp kim Tôn Phương Nam - SSSC Tôn Việt Nhật là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền mạ nhúng nóng liên tục theo công nghệ lò NOF hiện đại của thế giới, có khả năng chống ăn mòn cao trong điều kiện tự nhiên, được đánh giá là thân thiện với môi trường. Công ty cũng áp dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm đồng bộ với công nghệ như: Kiểm tra T-BEND, kiểm tra lượng kẽm bám, kiểm tra độ bền tối thiểu, kiểm tra độ dày, kiểm tra chiều dài, chiều rộng, độ phẳng, độ vuông góc và kiểm tra bề mặt. Thông số kỹ thuật của tôn mạ kẽm hợp kim Tôn Phương Nam - SSSC Tôn Việt Nhật có độ dày từ 0,16-1,6mm, bề mặt nhẵn bóng, cơ tính phù hợp cho các ứng dụng sản xuất các mặt hàng gia công - thủ công mỹ nghệ hoặc cán sóng. Đáng lưu ý hơn cả là tôn Phương Nam được các nhà nhập khẩu châu Âu chỉ định làm các đồ thủ công mỹ nghệ khi xuất sang châu Âu.


Thế mạnh tiếp theo là sản phẩm tôn mạ kẽm dày, Công ty có khả năng sản xuất tôn mạ kẽm dạng cuộn từ 0,6-1,6mm được sử dụng thay thế cho các sản phẩm cùng loại trước đây phải nhập từ Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan… Từ ứng dụng trong vật liệu đóng thùng xe ôtô, kỹ nghệ gò, lõi bình nóng lạnh, vỏ bồn nước, khuôn nước đá… cho đến phục vụ cho các nhu cầu làm hệ thống ống điều hòa trong các cao ốc đang ngày ngày mọc lên hoành tráng và dày đặc tại tất cả các KĐT trên cả nước. Bên cạnh đó, tôn còn được ứng dụng trong sản phẩm là nguyên vật liệu xây dựng như xà gồ hay tấm lót sàn bê tông… Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng gia tăng, Công ty đang tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất. Nhà máy thứ hai của Tôn Phương Nam đã chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/2015 tại KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư  xây dựng nhà máy ban đầu lên tới trên 70 triệu USD.

Ngoài những đặc điểm nêu trên, Công ty còn có một chính sách SXKD theo phong cách hiện đại của Nhật Bản cũng như của các nước tiên tiến trên thế giới đó là luôn chăm sóc, gắn bó với khách hàng cũng như người tiêu dùng. Công ty luôn coi trọng quyền lợi của người tiêu dùng, luôn cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, dịch vụ hoàn hảo nhất nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng của Công ty không để người tiêu dùng sản phẩm Tôn Phương Nam bị thiệt thòi. Đó cũng chính là một trong những điểm mạnh đã làm nên Tôn Phương Nam có uy tín cao, thương hiệu mạnh trong thương trường hiện nay.

Người lãnh đạo giỏi công nghệ

Nói tới những thành công trong việc giải bài toán kinh tế bằng công nghệ của Tôn Phương Nam thường gắn liền với người lãnh đạo, kỹ sư, Phó Tổng giám đốc Hồ Quang Thiệp.

Xuất thân là kỹ sư Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, kể từ khi bước chân vào ngành Thép cho đến nay, ông Thiệp đã lãnh đạo rất nhiều đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép Việt Nam, đặc biệt là các đơn vị này đều là doanh nghiệp liên doanh với các tập đoàn lớn của nước ngoài. Rời Công ty Posvina sau khi thành công với cuộc cách mạng công nghệ cải tiến từ máy móc cũ, ông Thiệp đặt chân đến Tôn Phương Nam và nhanh chóng nhận ra tương lai của đơn vị này là phải tăng công suất và phải có sản phẩm mới là Galvalume đang được thị trường rất ưa chuộng.

Ông Thiệp cho rằng: Tôn Phương Nam bán hàng từ năm 1977 đến 2010 nhưng chỉ với công suất 80.000 tấn/năm là quá ít so với nhu cầu trong nước với hơn 90 triệu dân, chưa nói đến xuất khẩu. Nhìn ra thế giới thì thấy rằng, Việt Nam mình tiêu thụ tôn mạ tính trên đầu người còn rất thấp so với dân số, vậy thì hà cớ gì phải e ngại. Trên nguyên tắc đó, ông đề xuất xây dựng thêm một dàn mạ mầu với công suất 70 tấn/năm cùng với giàn mạ kẽm và nhôm kẽm 150.000 tấn/năm. Một lần nữa ông đã đúng khi mà kết thúc năm 2013, Tôn Phương Nam đã đạt sản lượng tăng hơn năm 2012 là 20%, lãi trên 100 tỷ đồng, thiết bị hoạt động hết công suất, chạy ngày chạy đêm 3 ca liên tục vẫn không đủ hàng để bán. Đó cũng chính là nguyên nhân ngày 19/6/2015 vừa rồi, Tôn Phương Nam đã khánh thành nhà máy thứ hai với 100% thiết bị hiện đại được cung cấp từ Tập đoàn TENOVA của châu Âu, đưa công suất mạ kẽm và nhôm kẽm của Tôn Phương Nam lên 230 ngàn tấn/năm, tăng gần 300%.

Với sự chuyên tâm, nghiêm túc trong đầu tư cho khoa học công nghệ, những sản phẩm của Tôn Phương Nam đã thực sự khiến người sử dụng tin dùng và cũng chính điều này càng củng cố cho đơn vị có được sự phát triển bền vững và hiệu quả.

Đồng Văn