Chủ nhật, 22/12/2024 | 01:36
Với định hướng của Viện Nghiên cứu Cơ khí là đơn vị tư vấn độc lập hàng đầu ở Việt Nam, có uy tín trên thị trường quốc tế, đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho ngành công nghiệp, trong những năm qua, việc xây dựng mục tiêu phát triển của Viện gắn với chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành nhiệt điện, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, than và khoáng sản, xi măng, đầu tư chuyên sâu vào các lĩnh vực thiết kế, chuyển giao công nghệ các dây chuyền thiết bị toà
Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đã từng bước làm chủ công nghệ và nội địa hóa từng phần các thiết bị và hệ thống thuộc nhà máy nhiệt điện đốt than, như: hệ thống vận chuyển than, hệ thống lọc bụi tĩnh điện, hệ thống thải tro xỉ,v.v...
Trung tâm Tư vấn Thiết kế Công nghiệp đang tập trung tham gia các đề án nghiên cứu đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị để nâng cao hiệu quả khai thác Bauxite trong nước, thuộc đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025”.
Phân Viện Nghiên cứu Cơ khí tại Thành phố Hồ Chí Minh được tái thành lập lại từ năm 1998 theo Quyết định số 64/1998/QĐ/BCN của Bộ Công nghiệp. Nhân sự của Phân Viện được đào tạo để đáp ứng theo chiến lược phát triển Phân Viện và định hướng của Viện năm 2030 và tầm nhìn 2045...
Với sự nỗ lực của các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu, nhiều hệ thống thiết bị của nhà máy nhiệt điện đốt than có độ khó, đã được nội địa hóa thành công.
Trung tâm Thiết bị Nhiệt điện (TPEC) là đơn vị trực thuộc Viện và được tách ra từ Trung tâm Máy và Tự động hóa, thành lập theo Quyết định số 41/QĐ-NCCK ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí về việc thành lập Trung tâm Thiết bị Nhiệt điện.
Trung tâm Nghiên cứu Thủy khí (NCTK), có tên giao dịch tiếng Anh là Hydraulic Pneumatic Centre, là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, trực thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí.
Tổ Cơ khí nặng (tiền thân của Trung tâm Cơ khí nặng hiện nay) được thành lập vào tháng 10 năm 1992, chủ yếu thực hiện các hợp đồng về xi măng lò đứng, như: Xi măng Lam Hồng; Xi măng Tam Điệp; Xi măng Hệ Dưỡng; ….
Trong những năm qua, Trung tâm Cơ điện thủy (CĐT) đã mở rộng phạm vi hoạt động sang tư vấn thiết kế, cung cấp, giám sát thi công thiết bị công nghiệp cho các nhà máy nhiệt điện, điện mặt trời. Trung tâm cũng có hợp tác, nghiên cứu, phát triển phần thiết bị phụ trợ phục vụ cho các ngành năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới với nhiều cơ sở nghiên cứu khác ở cả trong và ngoài nước.
Trung tâm Gia công Áp lực (GCAL) - Viện Nghiên cứu Cơ khí được thành lập chủ yếu thực hiện một số công việc cụ thể về chuyên môn: nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực vật liệu kim loại, gia công biến dạng vật liệu để cung cấp sản phẩm cho các ngành công nghiệp trong nước, song song với đó là phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho công việc hiện tại và cho sự phát triển trong tương lai…
Trung tâm Chế tạo cơ khí là một đơn vị chuyên môn trực thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế chế tạo các hệ thống, thiết bị đồng bộ cho ngành công nghiệp nặng, cụ thể là các nhà máy nhiệt điện, xi măng, thép, bao bì...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân và đại diện một số đơn vị của Bộ vừa đến thăm và làm việc với Viện Nghiên cứu Cơ khí.
Viện Nghiên cứu Cơ khí với tên tiếng Anh National Research Institute of Mechanical Engineering “NARIME” đã trở thành một cái tên quen thuộc trong ngành cơ khí; một thương hiệu uy tín trong việc thiết kế, xây dựng nhà máy, trong việc cung cấp dịch vụ thiết kế, cung cấp máy móc thiết bị mới, cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa cho các nhà máy, các công trình công nghiệp trong nước...
Vào thời điểm năm 2000 khi được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, những khó khăn ban đầu của Viện Nghiên cứu Cơ khí liên quan đến nguồn nhân lực và cơ sở vật chất.
Xây dựng Viện Nghiên cứu Cơ khí trở thành doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai hàng đầu ở Việt nam có uy tín trên thị trường quốc tế trong lĩnh vực cơ khí - tự động hóa mà trọng tâm là xây dựng nguồn lực, con người đáp ứng việc thiết kế, chế tạo các dây chuyền thiết bị toàn bộ theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị Viện Nghiên cứu Cơ khí tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Sáng ngày 6/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Viện. Sự kiện đã điểm lại truyền thống vẻ vang với những thành tựu to lớn, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) tiền thân là Viện Thiết kế Chế tạo Cơ khí được thành lập ngày 06/7/1962. Chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, NARIME đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, không ngừng nỗ lực đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Theo TS. Phan Đăng Phong - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (Narime), với định hướng là đơn vị tư vấn độc lập hàng đầu ở Việt Nam, có uy tín trên thị trường quốc tế, Narime đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho ngành công nghiệp.
Hầu hết dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp đang phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài về công nghệ. Điều này dẫn đến tỷ trọng trong nước thực hiện còn rất thấp, đạt không quá 20%.