Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 06:56

Thứ sáu, 26/04/2024 | 06:56

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 11:59 ngày 02/10/2015

Ảnh hưởng của phân bón đa lượng đến năng suất và chất lượng hạt giống bông lai VN35KS và VN04-5

TÓM TẮT

Nhằm hoàn thiện quy trình nhân giống cho 02 giống bông lai VN35KS và VN04-5, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đa lượng đến năng suất và chất lượng hạt giống trong điều kiện vụ đông xuân 2012/2013 tại Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả hai giống bông VN35KS và VN04-5 đều cho năng suất cao nhất ở công thức bón phân với liều lượng 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha lần lượt 32,14 tạ/ha và 31,22 tạ/ha. Liều lượng phân bón N, P2O5 và K2O khác nhau ít ảnh hưởng đến khối lượng 100 hạt của cả hai giống bông lai VN35KS và VN04-5, tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm và sức mọc mầm của hai giống này có xu hướng tăng lên khi tăng liều lượng và tỷ lệ bón P2O5 và K2O và đạt cao nhất ở mức bón 250 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha với tỷ lệ nảy mầm là 94,2% và sức mọc mầm đạt 77,9% đối với giống VN35KS; 94,6% và 77,7% đối với giống VN04-5.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, từ các chương trình nghiên cứu chọn tạo giống, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố đã chọn lọc và phóng thích cho sản xuất nhiều giống bông lai, trong đó có hai giống VN35KS [3] và VN04-5 [1], có năng suất cao, chất lượng xơ tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống cho sản xuất thử. Hiện nay, các giống bông lai chiếm hơn 90% tổng diện tích trồng bông trong cả nước. Do đó, nhu cầu về hạt giống bông lai cho sản xuất hàng năm là rất lớn.

Việc bón phân không cân đối giữa các loại phân không những không làm tăng năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống, dễ phát sinh dịch bệnh và làm giảm hiệu quả kinh tế của người nông dân. Vì vậy, việc nghiên cứu liều lượng phân bón thích hợp cho mỗi giống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hạt giống và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của phân bón đa lượng đến năng suất và chất lượng hạt giống bông lai VN35KS và VN04-5”, đây là một phần nội dung của Dự án “Sản xuất thử nghiệm 02 giống bông lai F1 kháng sâu VN35KS và VN04-5”.

Mục tiêu: Xác định được ảnh hưởng của phân bón đa lượng đến năng suất và chất lượng hạt giống của 02 giống bông lai VN35KS và VN04-5.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.

- Địa điểm nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố, tỉnh Ninh Thuận.

2.2. Vật liệu nghiên cứu

            Gồm 02 giống bông mẹ: VN36PKS (giống mẹ của VN35KS) và TL0033 (giống mẹ của VN04-5).

2.3. Nội dung nghiên cứu:  Thí nghiệm được tiến hành với 09 mức phân bón:

- P1: 250 kg N, 80 kg P2O5, 120 kg K2O/ha

- P2: 250 kg N, 80 kg P2O5, 150 kg K2O/ha

- P3: 250 kg N, 80 kg P2O5, 170 kg K2O/ha

- P4: 250 kg N, 100 kg P2O5, 120 kg K2O/ha

- P5: 250 kg N, 100 kg P2O5, 150 kg K2O/ha (đối chứng)

- P6: 250 kg N, 100 kg P2O5, 170 kg K2O/ha

- P7: 250 kg N, 120 kg P2O5, 120 kg K2O/ha

- P8: 250 kg N, 120 kg P2O5, 150 kg K2O/ha

- P9: 250 kg N, 120 kg P2O5, 170 kg K2O/ha

2.4. Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí trên đồng ruộng, thiết kế theo kiểu ô phụ (Split Plot Design), 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô 50,0 m2.

2.5. Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên nền đất phù sa cổ sông Dinh, có độ pHKCl gần trung tính, mùn trung bình, đạm tổng số trung bình, lân dễ tiêu giàu và kali dễ tiêu khá. Mật độ gieo trồng là 5 vạn/ha [2].

2.6. Dạng phân bón sử dụng cho thí nghiệm: Sử dụng 25%N ở dạng đạm SA, 75%N ở dạng Urê, phân lân nung chảy Ninh Bình và phân KCl [2].

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 02 giống bông lai VN35KS và VN04-5

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thể hiện ở bảng 1 cho thấy, tỷ lệ bón P2O5 và K2O khác nhau ít ảnh hưởng đến khối lượng quả, sự sai khác về khối lượng quả của các công thức phân bón tham gia nghiên cứu không có ý nghĩa so sánh.

Trong cùng một mức bón 250 kg N/ha, khi tăng lượng bón P2O5 từ 80 lên 120 kg/ha và K2O từ 120 lên 170 kg/ha thì số quả/cây và năng suất lý thuyết có xu hướng tăng, sự sai khác có ý nghĩa so sánh so với đối chứng ở độ tin cậy 95%. Trong đó, 03 công thức bón với liều lượng 250 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg/ha, 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg/ha và 250 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha cho số quả/m2, khối lượng quả và năng suất lý thuyết tương đương nhau và đạt cao nhất. Thấp nhất là công thức bón 250 kg N + 120 kg P2O5 + 170 kg K2O/ha với năng suất lý thuyết đạt 32,30 tạ/ha.

Về năng suất thực thu số liệu ở bảng 1 cho thấy, xét trong cùng một nền phân 250 kg N/ha và 80 kg P2O5/ha khi tăng lượng K2O từ 120 lên 170 kg/ha thì năng suất thực thu tăng lên rõ rệt từ 28,99 tạ/ha lên 30,41 tạ/ha, sự sai khác này có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95% so với đối chứng (trừ công thức P1 tương đương đối chứng). Tuy nhiên, khi lượng P2O5 tăng lên 100 kg/ha và tăng lượng K2O từ 120 lên 170 kg/ha thì năng suất thực thu có sự biến động đáng kể, trong đó công thức bón 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha cho năng suất thực thu đạt cao nhất (30,81 tạ/ha), cao hơn đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Công thức bón còn lại (P6) năng suất thực thu có xu hướng giảm nhưng vẫn tương đương với đối chứng. Mặt khác, khi lượng P2O5 tăng lên 120 kg/ha và tăng lượng K2O từ 120 lên 170 kg/ha thì năng suất thực thu có xu hướng giảm nhưng vẫn tương đương và cao hơn đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Trong đó, công thức bón 250 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha đạt năng suất thực thu cao nhất (30,11 tạ/ha) và thấp nhất là công thức đối chứng (28,94 tạ/ha).

Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống bông lai VN35KS và VN04-5, vụ đông xuân 2012/2013, tại Ninh Thuận.

Công thức

(N:P2O5:K2O kg/ha)

Số quả/cây

Mật độ cuối vụ (cây/m2)

Khối lượng quả (g)

NSLT (tạ/ha)

NSTT (tạ/ha)

P1: 250:80:120

18,6

3,4

5,46

34,27

28,99

P2: 250:80:150

20,8

3,5

5,33

37,99

30,41

P3: 250:80:170

20,4

3,3

5,30

35,35

30,01

P4: 250:100:120

19,8

3,2

5,44

34,44

30,81

P5: 250:100:150 (đ/c)

20,2

3,2

5,23

33,08

28,94

P6: 250:100:170

19,5

3,4

5,28

34,28

29,75

P7: 250:120:120

20,4

3,2

5,41

34,18

30,11

P8: 250:120:150

20,4

3,3

5,27

35,48

29,81

P9: 250:120:170

18,7

3,3

5,26

32,30

29,09

LSD0,05

1,55

-

ns

1,09

1,14

G1: VN36PKS

22,4

3,1

5,03

34,49

30,45

G2: TL0033

17,4

3,5

5,64

34,70

29,00

P1G1

20,7

3,2

5,40

35,89

29,74

P2G1

24,1

3,3

5,06

40,19

31,31

P3G1

22,0

3,1

4,86

33,35

31,00

P4G1

22,9

3,0

5,10

34,81

32,14

P5G1

20,6

3,3

4,80

32,43

29,46

P6G1

21,8

3,1

4,87

32,41

30,45

P7G1

22,9

3,1

5,06

36,07

31,26

P8G1

20,6

3,1

5,04

31,70

29,65

P9G1

23,3

2,9

4,93

33,60

29,00

P1G2

16,6

3,6

5,52

32,66

28,24

P2G2

17,6

3,6

5,60

35,79

29,50

P3G2

18,9

3,4

5,75

37,35

29,03

P4G2

17,2

3,4

5,53

32,56

31,22

P5G2

17,7

3,2

5,52

31,26

27,62

P6G2

17,2

3,7

5,69

36,16

29,05

P7G2

16,8

3,5

5,78

34,08

29,48

P8G2

17,8

3,6

5,48

34,88

28,36

P9G2

16,8

3,6

5,48

32,89

28,53

CV (%)

6,61

 

3,80

7,01

4,47

LSD0,05

2,09

-

0,33

2,16

1,32

Xét sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và phân bón cho thấy, đối với giống mẹ VN36PKS, xét trong cùng một nền phân 250 kg N/ha và 80 kg P2O5/ha, khi tăng lượng K2O từ 120 lên 170 kg/ha thì số quả/cây, khối lượng quả, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tăng so với đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Trong đó, năng suất thực thu cao nhất đạt 31,31 tạ/ha. Khi tăng lượng K2O lên 150 kg/ha thì khối lượng quả có xu hướng giảm nhưng vẫn tương đương đối chứng; năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lần lượt đạt 34,81 tạ/ha và 32,14 tạ/ha. Tiếp tục tăng lượng K2O lên 170 kg/ha thì khối lượng quả, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu biến động không đáng kể. Ngược lại, trong cùng một nền phân 250 kg N/ha và 120 kg P2O5/ha, khi tăng lượng K2O từ 120 kg lên 170 kg/ha thì số quả/cây, số khối lượng quả, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn tương đương và cao hơn so với đối chứng có ý nghĩa thống kê. Trong đó, công thức bón K2O ở mức 120 kg/ha cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đạt cao nhất với số quả/cây là 22,9 quả, khối lượng quả là 5,06 g, năng suất lý thuyết là 36,07 tạ/ha và năng suất thực thu đạt 31,26 tạ/ha.

Đối với giống mẹ TL0033: tương tự giống VN36PKS, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống TL0033 cũng tăng khi tăng liều lượng bón K2O từ 120 kg lên 170 kg/ha ở chung mức bón 250 kg N/ha và 80 kg P2O5 có ý nghĩa so sánh ở mức tin cậy 95% so với đối chứng. Cụ thể, công thức bón 250 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao nhất lượt là 35,79 tạ/ha và 29,50 tạ/ha; trong khi đó công thức đối chứng bón 250 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha năng suất lý thuyết và năng suất thực thu chỉ đạt lần lượt 31,26 tạ/ha và 27,62 tạ/ha. Khi tăng lượng K2O lên 150 kg/ha thì khối lượng quả biến động không đáng kể, tuy nhiên năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn đối chứng có ý nghĩa so sánh, trong đó năng suất thực thu cao nhất đạt 31,22 tạ/ha. Tiếp tục tăng lượng K2O lên 170 kg/ha thì năng suất thực thu có xu xướng giảm nhưng vẫn cao hơn đối chứng. Mặt khác, trong cùng một nền phân 250 kg N/ha và 120 kg P2O5/ha, khi tăng lượng K2O từ 120 kg lên 170 kg/ha thì số quả/cây, năng suất thực thu có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn tương đương và cao hơn so với đối chứng có ý nghĩa thống kê. Trong đó, công thức bón K2O ở mức 120 kg/ha cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đạt cao nhất với khối lượng quả 5,78 g, năng suất lý thuyết đạt 34,08 tạ/ha và năng suất thực thu đạt 29,48 tạ/ha.

Tóm lại, trên cả 02 giống thí nghiệm các công thức bón khác nhau không làm ảnh hưởng đến khối lượng quả; tuy nhiên sự sai khác về năng suất lý thuyết và thực thu có ý nghĩa thống kê, trong đó mức phân bón P4 (250 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha) cho năng suất thực thu đạt cao nhất trên cả 02 giống VN35KS và VN04-5.

3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng hạt giống của 2 giống bông lai VN35KS và VN04-5

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng hạt giống được thể hiện ở bảng 2 cho thấy, bón P2O5 và K2O với liều lượng khác nhau không ảnh hưởng đến khối lượng 100 hạt, thời gian nảy mầm trung bình và hệ số tốc độ nảy mầm. Nhìn chung việc tăng tỷ lệ P2O5 và K2O làm tăng tỷ lệ mọc mầm cũng như sức mọc mầm của các giống tham gia thí nghiệm. Công thức bón với tỷ lệ 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha cho tỷ lệ nảy mầm cũng như sức mọc mầm đạt cao nhất lần lượt là (95,1% và 77,8%).

Xét sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và phân bón, có biến động khối lượng hạt khi tăng tỷ lệ P2O5 và K2O cụ thể:

Đối với giống VN35KS: cùng mức bón (250 kg N + 80-100-120 kg P2O5/ha),  khi tăng K2O từ 120 lên 170 kg/ha khối lượng 100 hạt có sự sai khác không đáng kể. Trong đó, công thức bón 250 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha cho khối lượng 100 hạt lớn nhất (12,9 g) và thấp nhất là công thức bón 250 kg N + 80 kg P2O5 + 170 kg K2O/ha, khối lượng 100 hạt đạt 12,9 6. Tuy nhiên, khi tăng đồng thời lượng bón P2O5 và K2O lên thì tỷ lệ nảy mầm và sức mọc mầm của hạt giống có xu hướng tăng lên, công thức bón 250 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha cho tỷ lệ nảy mầm và sức mọc mầm cao nhất, lần lượt là 94,2% và 77,9%. Thấp nhất là công thức bón 250 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha, tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 91,0% và sức mọc mầm đạt 75,4%. Các mức bón phân khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm trung bình và hệ số tốc độ nảy mầm của giống VN35KS.

Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng hạt giống của 2 giống bông lai VN35KS và VN04-5, vụ đông xuân 2012/2013, tại Ninh Thuận.

Công thức

(N:P2O5:K2O kg/ha)

Khối lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nảy mầm (%)

Sức mọc

mầm (%)

Thời gian nảy mầm trung bình (ngày)

Hệ số tốc độ nảy mầm

P1: 250:80:120

12,5

92,9

75,8

3,5

0,29

P2: 250:80:150

12,7

93,5

77,6

3,3

0,31

P3: 250:80:170

12,4

90,2

76,5

3,4

0,30

P4: 250:100:120

12,8

95,1

77,8

3,3

0,31

P5: 250:100:150

12,4

92,7

75,5

3,5

0,29

P6: 250:100:170

12,3

93,6

77,4

3,4

0,30

P7: 250:120:120

12,8

94,9

78,1

3,3

0,32

P8: 250:120:150

12,5

93,2

76,7

3,4

0,30

P9: 250:120:170

12,4

92,8

75,8

3,5

0,29

LSD0,05

ns

-

-

ns

ns

G1: VN35KS

12,7

92,9

75,5

3,3

0,29

G2: VN04-5

12,9

92,3

75,1

3,4

0,30

P1G1

12,7

91,0

75,4

3,4

0,29

P2G1

12,9

93,4

77,5

3,3

0,30

P3G1

12,6

92,7

75,7

3,3

0,29

P4G1

12,8

94,1

77,6

3,3

0,30

P5G1

12,5

92,8

75,6

3,5

0,29

P6G1

12,5

94,0

76,3

3,4

0,30

P7G1

12,8

94,2

77,9

3,3

0,31

P8G1

12,6

93,0

76,2

3,4

0,30

P9G1

12,6

92,9

75,7

3,4

0,29

P1G2

12,8

92,7

75,6

3,5

0,30

P2G2

13,0

93,2

77,3

3,3

0,31

P3G2

12,7

91,9

75,3

3,4

0,30

P4G2

13,1

94,5

77,4

3,3

0,31

P5G2

12,7

92,5

75,4

3,5

0,30

P6G2

12,8

93,1

76,9

3,4

0,30

P7G2

13,0

94,6

77,7

3,3

0,31

P8G2

12,6

92,9

76,2

3,4

0,30

P9G2

12,5

92,4

75,7

3,5

0,29

CV (%)

5,7

-

-

3,3

2,5

LSD0,05

0,32

-

-

ns

ns

Đối với giống VN04-5: cùng mức bón (250 kg N + 80 kg P2O5) khi tăng tỷ lệ K2O từ 120 lên 170 kg/ha khối lượng 100 hạt không có sự sai khác. Tuy nhiên, khi tăng đồng thời P2O5 từ 80 lên 120 kg/ha, K2O từ 120 lên 170 kg/ha khối lượng 100 hạt có sự biến động đáng kể. Trong đó, bón phân ở mức 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha cho khối lượng 100 hạt lớn nhất, đạt 13,1g. Riêng tỷ lệ nảy mầm và sức mọc mầm của giống này có sự sai khác khi tăng đồng thời cả 2 yếu tố P2O5 và K2O. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức bón 250 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha cho tỷ lệ nảy mầm và sức mọc mầm đạt cao nhất lần lượt là 94,6% và 77,7%; thấp nhất là công thức bón 250 kg N + 80 kg P2O5 + 170 kg K2O/ha, tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 91,9% và sức nảy mầm đạt 75,3%. Các mức bón phân khác nhau cũng không ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm trung bình và hệ số tốc độ nảy mầm của giống này.

Tóm lại, các mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm trung bình và hệ số tốc độ nảy mầm của cả 02 giống bông lai VN35KS và VN04-5. Trên nền phân đạm chuẩn, khi tăng lượng lân và kali thì tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm có xu hướng tăng lên và đạt cao nhất ở mức phân bón P7 (250 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha) đối với cả hai giống.

3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế và hệ số sử dụng phân bón của 2 giống bông lai VN35KS và VN04-5

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế và hệ số sử dụng phân bón của 02 giống bông lai VN35KS và VN04-5 được thể hiện ở bảng 3 cho thấy:

Đối với giống cả 02 giống VN35KS và VN04-5: Công thức bón phân 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha cho lãi đạt cao nhất lần lượt là 46,474 triệu đồng/ha (giống VN35KS) vượt đối chứng 13,720 triệu đồng/ha và 44,969 triệu đồng/ha (giống VN04-5) vượt đối chứng 24,566 triệu đồng. Kế đến là công thức bón 250 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha đạt lãi ròng 46,474 triệu đồng/ha và thấp nhất là công thức đối chứng bón 250 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha chỉ đạt lãi ròng 20,403 triệu đồng/ha.

Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế và hệ số sử dụng phân bón của 2 giống bông lai VN35KS và VN04-5, vụ đông xuân 2012/2013, tại Ninh Thuận.

Đvt: 1.000 đồng/ha

Công thức

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

Lãi vượt đối chứng

VCR

P1G1

204.589

166.293

38.296

5.542

0,60

P2G1

212.915

166.441

46.474

13.720

1,44

P3G1

210.811

166.753

44.058

11.304

1,15

P4G1

218.577

167.279

51.298

18.544

1,83

P5G1

200.295

167.541

32.754

-

-

P6G1

208.090

167.910

40.180

7.426

0,70

P7G1

212.591

168.239

44.352

11.598

1,06

P8G1

202.236

168.412

33.824

1.070

0,10

P9G1

198.221

168.518

29.703

-3.051

-0,26

P1G2

192.044

166.212

25.832

5.429

0,59

P2G2

201.619

166.383

35.236

14.833

1,55

P3G2

197.383

166.586

30.797

10.394

1,06

P4G2

212.267

167.298

44.969

24.566

2,42

P5G2

187.837

167.434

20.403

-

-

P6G2

198.545

167.729

30.816

10.413

0,99

P7G2

200.457

168.544

31.913

11.510

1,06

P8G2

192.853

168.780

24.073

3.670

0,33

P9G2

193.985

168.991

24.994

4.591

0,40

Về hiệu quả sử dụng phân bón, cả 02 giống VN35KS và VN04-5 đều có hệ số sử dụng phân bón cao nhất ở công thức bón 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha, hệ số VCR lần lượt là 1,83 và 2,42. Trong khi đó, hệ số sử dụng phân bón thấp nhất của giống VN35KS là ở công thức bón 250 kg N + 120 kg P2O5 + 170 kg K2O /ha với VCR = -0,26 và giống VN04-5 là ở công thức bón 250 kg N + 120 kg P2O5 + 150  K2O /ha với VCR = 0,33.

Tóm lại, đối với sản xuất hạt giống bông lai VN35KS và VN04-5, mức phân bón P4 (250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha) mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với hệ số sử dụng phân bón VCR > 1,5 cho cả 02 giống.

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

- Đối với giống VN35KS: năng suất thực thu, lãi ròng đạt và hệ số sử dụng phân bón cao nhất ở công thức bón 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha lần lượt là 32,14 tạ/ha,  51,298 triệu đồng/ha và VCR = 1,83. Thấp nhất là ở mức phân bón (250 kg N + 120 kg P2O5 + 170 kg K2O/ha) với năng suất thực thu, lãi ròng đạt và hệ số sử dụng phân bón lần lượt 29,0 tạ/ha; 29,703 triệu đồng/ha và VCR = -0,26.

- Đối với giống VN04-5: mức bón phân 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha có năng suất thực thu (31,22 tạ/ha), lãi ròng (12,461 triệu đồng/ha) và hệ số sử dụng phân bón VCR = 2,42 đạt cao nhất. Thấp nhất là công thức đối chứng bón 250 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha với năng suất thực thu đạt chỉ đạt 27,62 tạ/ha.

- Tỷ lệ phân bón khác nhau ít ảnh hưởng đến khối lượng 100 hạt, thời gian nảy mầm trung bình và hệ số tốc độ nảy mầm của 02 giống bông lai VN35KS và VN04-5. Tuy nhiên, khi tăng lượng tỷ lệ P2O5 và K2O thì có xu hướng làm tăng tỷ lệ nảy mầm và sức mọc mầm của 02 giống bông lai VN35KS và VN04-5. Cả hai giống này đều đạt tỷ lệ nảy mầm và sức mọc mầm ở mức bón 250 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha, lần lượt là 94,2% và 77,9% đối với giống VN35KS; 94,6% và 77,7% đối với giống VN04-5.

4.2. Đề nghị

Áp dụng mức phân bón 250 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha trong sản xuất hạt giống cho 02 giống bông lai VN35KS và VN04-5.

Phạm Trung Hiếu, Lê Trọng Tình, Đặng Minh Tâm, Nguyễn Văn Sơn,

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

 

 

 

lên đầu trang