Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 09:19

Thứ sáu, 29/03/2024 | 09:19

Tin KHCN

Cập nhật lúc 10:33 ngày 21/05/2021

Nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực dầu khí

Trang Offshore-technology.com ngày 14/5/2021 có bài phân tích về nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực dầu khí, cho rằng với khái niệm nền kinh tế tuần hoàn bền vững, ngành công nghiệp dầu khí có thể sử dụng các sản phẩm phụ từ chất thải để tạo ra các sản phẩm mới, hữu ích hơn, điều chỉnh mô hình sản xuất kinh doanh trở nên ít ô nhiễm hơn đối với môi trường. Với cơ hội giảm thiểu chất thải bằng cách tái sử dụng và tái chế, ngành công nghiệp dầu khí đang khám phá những lựa chọn có thể khả thi về mặt thương mại và những vấn đề đang cản trở việc áp dụng rộng rãi các mô hình, phương pháp sản xuất này.
Giàn khoan dầu khí của công ty dầu khí Total tại Biển Bắc. Ảnh: Tư liệu Total
Theo tinh thần của nền kinh tế tuần hoàn, các bộ phận cấu thành của ngành công nghiệp dầu khí đã và đang thu lại các sản phẩm phụ từ chất thải và biến chúng thành các sản phẩm mới, hữu ích hơn, bao gồm nước, khí và cả khí hydrogen. Một ví dụ là các công ty dầu khí Trung Quốc thực hiện các chiến lược kinh tế tổng thể ở thượng nguồn, hạ nguồn và chuỗi sản xuất, thiết lập các mô hình kinh tế tái chế các sản phẩm. Để cải tiến hoạt động thăm dò tài nguyên dầu khí, Trung Quốc đã sử dụng các công nghệ xác định các mỏ khoáng sản, dầu khí bằng viễn thám, khảo sát từ trên không và phương pháp địa vật lý, địa hóa cũng như thiết lập các tiêu chí cho cơ sở dữ liệu không gian với các mô hình kinh tế và môi trường, với mục tiêu xác định nguồn tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề môi trường tiềm ẩn. Một đổi mới sáng tạo nền kinh tế tuần hoàn khác là việc Ả-rập Xê-út xây dựng một trong những dự án khí hydro xanh lớn nhất thế giới sử dụng năng lượng mặt trời và gió cũng như giao các lô hàng khí amoniac xanh có nguồn gốc từ các sản phẩm dầu thô và khí đốt. Hiện Ả-rập Xê-út đang lên kế hoạch chiết xuất khí carbon để sản xuất khí amoniac và xuất khẩu sang Nhật Bản để thị trường này thực hiện việc thu khí một cách trực tiếp.
Triển vọng cho nền kinh tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp dầu khí
Nền kinh tế tuần hoàn hiện đang thay đổi nhiều thứ và cắt giảm chất thải ngay trong những năm mà khí hydrocacbon vẫn còn cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp khác trên toàn cầu. Trong sự kiện IP WEEK-một sự kiện quốc tế dành cho các ngành công nghiệp dầu khí, Tiến sĩ Adam Sieminski, Chủ tịch KAPSARC, tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận ở Ả-rập Xê-út, cho rằng khí hydrocacbon có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi hướng tới cân bằng carbon, khuyến khích việc sử dụng, lưu trữ, tái chế và tái sử dụng thu giữ khí carbon. Nhiều dự báo có uy tín, kể cả dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), đều cho rằng không thể chỉ đơn giản là chọn “cắt giảm”, cần có những lựa chọn khác nữa về vấn đề này, trong đó có việc kích hoạt các công nghệ tiên tiến.
Yamal LNG tại miền bắc nước Nga. Ảnh: Tư liệu
Giám đốc điều hành của Viện Năng lượng châu Á-Thái Bình Dương Peter Godfrey tin rằng ngành năng lượng cần tự nhìn lại để nắm bắt đầy đủ vai trò của dầu khí và các hệ thống liên quan. Nhân loại đang sở hữu một loạt các công nghệ năng lượng mới, phát huy tác dụng thiết thực khi vận hành xe ô tô, lái máy bay cũng như việc cung cấp năng lượng và sử dụng năng lượng trong tương lai. Năng lượng sẽ được nội địa hóa nhiều hơn khi một số quốc gia có nhiều ánh nắng mặt trời, một số nước khác thì có nhiều gió, một số khác thì vẫn có dầu và khí đốt, còn những quốc gia khác thì lại không có gì cả. Mỗi quốc gia sẽ có một cách thiết lập rất khác nhau theo cách mà hệ thống năng lượng sẽ phát triển tối ưu nhất. Đây là lúc nền kinh tế tuần hoàn phát huy tác dụng với hệ thống hướng tới một thế giới mà chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và các hoạt động mua sắm đều tập trung vào việc phát triển các giải pháp mang tính nội địa hóa hơn.
Sự khả thi về thương mại của tính tuần hoàn của ngành công nghiệp dầu và khí ga (O&G)
Được hỏi về sự khả thi tài chính của tính tuần hoàn của ngành công nghiệp dầu và khí ga, Peter Godfrey cho rằng câu trả lời là có, nhưng cần xác định tính thương mại đó như thế nào. Các vấn đề định giá khí carbon và biến đổi khí hậu sẽ quyết định mức độ khả thi về mặt thương mại. Đây là vấn đề quan trọng cần lưu ý khi xem xét các công nghệ mang tính đột phá và khả năng tiến xa của công nghệ trong tương lai; không chỉ xem xét các công nghệ đã phát triển trong quá khứ mà cả các sản phẩm mới trong ngành dầu khí, cũng như sự thay đổi trong các ngành năng lượng sẽ được hình thành.
Về các thách thức liên quan đến tính tuần hoàn, việc thiếu chính sách là nhân tố chính có thể tạo ra/hoặc phá vỡ các chuyển động mới. Tương tự như dầu mỏ và khí đốt, các cấu thành năng lượng mặt trời như chì vẫn không thể tái chế. Những vật liệu khó thải bỏ như vậy có thể được mua lại trong nền kinh tế tuần hoàn, để có thể được biến trở lại thành vật hữu ích. Có thể xây dựng một chính sách có nội dung ghi rõ rằng nếu muốn mang theo các tấm pin năng lượng mặt trời có chứa chất chì thì cần có một số rào cản ngăn chặn sự xâm nhập đó vào một quốc gia khác. Trong môi trường cạnh tranh, cần khuyến khích các nhân tố thân thiện với môi trường hơn.
Sự tiến bộ của nền kinh tế tuần hoàn
Nhìn vào các xu hướng hiện nay gắn liền với tính tuần hoàn, cần xem xét kỹ việc tiến hành mua sắm công xanh (GPP) cùng với việc các cơ quan quản lý tìm cách tạo ra hàng hóa và dịch vụ nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. Khái niệm này liên quan đến việc không tiến hành mua sắm công các sản phẩm sẽ gây hại cho môi trường. Vấn đề thực sự cần giải quyết, đó là việc nội địa hóa các hệ thống năng lượng.
Một phần của tính tuần hoàn cũng được thừa nhận là mối quan hệ giữa nước-chất thải-năng lượng. Cuối mỗi ngày sẽ có khoảng 18% năng lượng dành cho chế biến nước và cơ sở hạ tầng, khoảng 15% lượng nước được dùng cho sản xuất năng lượng và 70% lượng nước được sử dụng cho lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp. Tuy vậy, sau đó có tới 33% lượng thực phẩm đó sẽ bị bỏ phí thành chất thải. Do vậy, tất cả những vấn đề này cần được gắn kết với nhau và xem xét trong bối cảnh của một hệ thống mang tính nội địa hóa hơn và khu vực hóa hơn, nhằm quản lý và giảm thiểu sự lãng phí, tối ưu hóa hiệu quả nguồn tài nguyên.
Peter Godfrey cho rằng ngành công nghiệp năng lượng có những chuỗi cung ứng khổng lồ vận chuyển dầu thô từ Trung Đông sang tận Đông Nam Á hoặc khí đốt từ Nga vào châu Âu, và các chuỗi cung ứng phức tạp này có thể được quản lý theo cách tuần hoàn hơn, có lợi hơn về mặt kinh tế so với việc tiêu thụ quá mức năng lượng.
Theo Petrotimes.vn
lên đầu trang