Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 19/04/2024 | 10:58

Thứ sáu, 19/04/2024 | 10:58

Đo lường - NSCL

Cập nhật lúc 11:30 ngày 09/08/2021

Công ty TNHH Bao bì Tân Long: Hưởng lợi nhờ Kaizen

Với mục tiêu tạo nguồn nhân lực để triển khai cải tiến liên tục Kaizen, năm 2020, Viện Năng suất Việt Nam đã thực hiện dự án hỗ trợ thực hành phương pháp cải tiến liên tục Kaizen cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
Trên thế giới, Kaizen được biết đến như một phương pháp cải tiến năng suất hiệu quả, được áp dụng trong nhiều loại hình tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp. Kaizen với triết lý đơn giản, tập trung vào xây dựng ý thức và tinh thần cải tiến liên tục được nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia, các cấp độ áp dụng thành công, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nhóm chuyên gia tư vấn làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp
Đồng hành và nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Đào tạo, hướng dẫn thực hành phương pháp cải tiến liên tục Kaizen tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp” thuộc dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp”.
Công ty TNHH Bao Bì Tân Long (Tân Long) là nhà sản xuất bao bì giấy, carton hàng đầu khu vực miền Trung, là một trong 15 doanh nghiệp điểm được lựa chọn tham gia nhiệm vụ. Công ty đã nhận thấy nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất cần được cải tiến, tuy nhiên chưa tìm được phương pháp cải tiến phù hợp. Thông qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp, nhóm chuyên gia thực hiện nhiệm vụ nhận thấy đây là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển tuy nhiên cần có sự hỗ trợ tích cực, trước hết là tạo dựng văn hóa cải tiến liên tục để tạo nền tảng vững chắc cho triển khai hoạt động nâng cao năng suất, cải thiện hiệu quả hoạt động.
Bắt tay vào triển khai cải tiến cụ thể tại hiện trường sản xuất, lãnh đạo công ty đặt ra mục tiêu đổi mới hoạt động sản xuất với 2 trọng tâm là giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất và giảm tỷ lệ lỗi khi giao sản phẩm cho khách hàng. Hoạt động xây dựng nhận thức về cải tiến liên tục cho cán bộ, nhân viên được nhóm chuyên gia và công ty đặc biệt chú trọng, thành viên của các nhóm cải tiến được đào tạo, huấn luyện những kiến thức, công cụ, kỹ năng phù hợp.
Đảm bảo độ sáng thích hợp cho khu vực QC
Trong quá trình triển khai dự án nhóm tư vấn đã thực hiện khảo sát thực trạng doanh nghiệp, thành lập một đội cải tiến, đào tạo các khóa công cụ và kỹ năng thực hành cải tiến tại doanh nghiệp. Nhóm cải tiến công ty dưới sự hướng dẫn của nhóm chuyên gia Viện Năng suất Việt Nam đã tìm các vấn đề cần cải tiến về chất lượng, năng suất, tiến độ, bố trí layout nhà xưởng mà gây ra các lãng phí như thời gian chờ đợi, hàng lỗi, hàng hỏng, lãng phí do quy trình chưa chuẩn… Khi các vấn đề được phân tích rõ ràng, lần lượt các đề xuất giải pháp cải tiến được đưa ra để trình lãnh đạo phê duyệt phương án và bước đầu đã ghi nhận được các kết quả tích cực.
Theo đó, thời gian tìm kiếm khuôn và phim đã giảm 70% so với trước cải tiến; thời gian chuẩn bị lên phôi sau cải tiến đã giảm 25 phút cho 1 lần lên phôi. Tại khâu kiểm tra chất lượng sau cải tiến các điểm nghẽn về chất lượng cũng được tháo nút sau khi xác định vấn đề, tìm nguyên nhân cốt lõi và đề xuất giải pháp về đảm bảo độ ánh sáng cho khu vực làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng (QC); bố trí các dụng cụ đựng hàng và phân chia hàng trực quan đã giúp quá trình thực hiện giảm được sự nhầm lẫn hàng lỗi hỏng và hàng đạt, tỷ lệ lỗi chất lượng giảm 30% so với trước khi cải tiến.
Đối với về kế hoạch sản xuất, sau cải tiến khâu chuẩn bị nguyên vật liệu sẵn sàng cho các ca sản xuất đã làm giảm thời gian chờ đợi 40 phút/1 ca, rút ngắn leatime quá trình sản xuất 20% tăng khả năng đáp ứng tiến độ cho các đơn hàng của khách hàng.các kết quả tích cực như thời gian chuẩn bị lên phôi sau cải tiến đã giảm 25 phút cho 1 lần lên phôi.
Theo Báo Công Thương
lên đầu trang