Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 28/03/2024 | 17:58

Thứ năm, 28/03/2024 | 17:58

Đo lường chất lượng

Cập nhật lúc 08:46 ngày 22/09/2021

Mã QR – công cụ hữu ích đảm bảo giao thông thuận lợi

Một tiêu chuẩn mới hướng dẫn về giao thông thông minh sử dụng nhận dạng và xác thực mã QR trong lĩnh vực giao thông vận tải vừa được xuất bản.
Mã QR được sử dụng trong giao thông đã có từ nhiều năm nay, nhưng việc thiếu tốc độ xử lý và những lo ngại về bảo mật đã làm chậm việc sử dụng nó. Giờ đây, công nghệ đã được cập nhật để loại bỏ những vấn đề này, khiến nó trở thành một công cụ hữu ích và mạnh mẽ để quản lý hành khách trong các khu vực giao thông đông đúc như siêu thị và ga xe lửa. Một tiêu chuẩn mới vừa được xuất bản để hỗ trợ việc sử dụng nó.
 Ảnh minh họa
Tiêu chuẩn ISO 37180, Cơ sở hạ tầng đô thị thông minh - Hướng dẫn về giao thông thông minh sử dụng nhận dạng và xác thực mã QR trong lĩnh vực giao thông vận tải và các dịch vụ bổ sung, đưa ra các khuyến nghị áp dụng cho giao thông và các dịch vụ bổ sung bằng cách sử dụng mã QR để nhận dạng và xác thực trong truyền dữ liệu.
Hiệu suất nâng cao và bảo mật liên quan giúp cải thiện tính linh hoạt của vận chuyển và các dịch vụ được cung cấp, chẳng hạn như chuyển tiền để thực hiện thanh toán hoặc nạp tiền vào thẻ trả trước.
Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp cung cấp cho người dùng và đại lý dịch vụ các dịch vụ vận tải thuận tiện hơn đồng thời đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu của họ. ISO 37180 đề cập đến các khía cạnh cụ thể liên quan đến an ninh, tổ chức và vận hành vận tải thông minh sử dụng nhận dạng và xác thực bằng mã QR, cũng như chất lượng và duy trì các dịch vụ vận tải thông minh.
ISO 37180 được phát triển bởi tiểu ban SC 1, Cơ sở hạ tầng đô thị thông minh, thuộc ban kỹ thuật ISO / TC 268, Thành phố và cộng đồng bền vững. Ban thư ký cho ISO / TC 268 / SC 1 do JISC, thành viên ISO của Nhật Bản cung cấp.
Mã QR là loại mã vạch ma trận (hay mã vạch hai chiều) được công ty Denso Wave, Nhật Bản phát minh năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa là “Đáp ứng nhanh”.
Các đặc tính kỹ thuật của mã QR đã được hai tổ chức tiêu chuẩn quốc tế là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và Ủy ban điện quốc tế (IEC) công bố thành tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 18004:2000 (hiện nay là ISO/IEC 18004:2015). Việt Nam có tiêu chuẩn quốc gia về mã QR là TCVN 7322:2009 (chấp nhận tiêu chuẩn ISO/IEC 18004:2006). 
Mã QR là loại mã chứa được nhiều dữ liệu, độ mã hóa cao, đọc được mọi hướng (360 độ) với tốc độ cao bằng máy quét và có thể phục hồi lỗi tốt (có thể khôi phục khi bị hỏng 30% mã). 
Mã QR mang được ký tự chữ và số, kể cả chữ tượng hình (Nhật Bản, Trung Quốc,...) và nhiều dữ liệu với diện tích nhỏ. Mã QR đang được sử dụng ở nhiều ứng dụng và có thể đọc ở bất kỳ đâu, khi nào bằng một điện thoại di động.
Theo Báo VietQ.vn
Tag:
lên đầu trang