Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 28/03/2024 | 20:43

Thứ năm, 28/03/2024 | 20:43

Tin KHCN

Cập nhật lúc 21:39 ngày 27/10/2021

Xu hướng và một số giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp mỏ

Trước thực tế khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng khó khăn, việc đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành công nghiệp khai thác than, khoáng sản của Việt Nam. Đây cũng là yêu cầu tất yếu khi các ngành kinh tế đều phải nỗ lực chuyển đổi để không bị tụt hậu trước những yêu cầu đặt ra của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0).
Xu hướng phát triển công nghiệp mỏ (CNM)
Ngày 25/4/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về “Định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó nêu rõ cần hình thành một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến quy mô công nghiệp với thời gian lâu dài (ví dụ: dầu khí, than, bauxite, titan - zircon, đất hiếm, apatit...); khai thác khoáng sản đáp ứng nhu cầu hiện tại có tính đến xu hướng phát triển của KH&CN trong lĩnh vực sử dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế.
Hiện nay, các hoạt động hướng đến sự phát triển bền vững của ngành CNM mới chỉ giới hạn ở vấn đề giảm thiểu năng lượng sử dụng, hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường như đất, nước, không khí trong quá trình hoạt động và giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác. Nhu cầu về tiếp cận toàn diện và tích hợp để quản lý trong suốt quá trình từ khai thác khoáng sản, chế tạo sản phẩm và tiêu dùng cũng đã được đề cập đến trong tầm nhìn của ngành CNM thế giới nhưng vẫn còn hạn chế trong việc thực hiện.
Xem toàn bộ bài viết TẠI ĐÂY.
Đào Duy Anh - Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
Trần Việt Hòa - Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương
Theo Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 10 năm 2021


lên đầu trang