Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 25/04/2024 | 17:45

Thứ năm, 25/04/2024 | 17:45

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 09:10 ngày 27/10/2021

Chế biến nông sản hiệu quả từ mô hình nhà máy sấy năng lượng mặt trời

Đây là công trình nằm trong khuôn khổ dự án “Xây dựng vùng nguyên liệu trồng măng sặt gắn với chuỗi giá trị của Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Sơn Thủy nhằm cải thiện vị thế kinh tế cho phụ nữ huyện Văn Bàn’’ do Dự án GREAT hỗ trợ. Tổng giá trị hỗ trợ mô hình nhà sấy 329 triệu đồng.
Nhà máy sấy bằng năng lượng mặt trời hỗ trợ công đoạn chế biến, bảo quản nông sản. Ảnh: LH
Với sự hợp tác của Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch (gọi tắt là Dự án GREAT) do chính phủ Australia tài trợ cùng Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Thủy Sơn, huyện Văn Bàn, Nhà máy sấy năng lượng mặt trời rộng 170m2 đã được xây dựng. Theo đó, Dự án GREAT hỗ trợ mô hình nhà sấy 329 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng của Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp Thủy Sơn.
HTX đã quyết định đầu tư làm nhà sấy năng lượng mặt trời. Cấu tạo của nhà sấy đơn giản, chỉ bao gồm hệ thống mái mica tích tụ nhiệt theo hình vòm trên sàn xưởng xi măng rộng khoảng 170m2. Xưởng sấy được trang bị hệ thống quạt hút ẩm. Các cửa ra vào có hệ thống lưới chống côn trùng.
Anh Hùng, chủ nhiệm HTX cho biết, sấy bằng nhà sấy năng lượng mặt trời thì không mất chi phí phát sinh hàng ngày, ngoài đầu tư ban đầu. Khi thời tiết nắng ráo thuận lợi thì khoảng 3 ngày có thể sấy khô được 10 tấn nguyên liệu. Đỉnh điểm, nhiệt độ xưởng sấy lúc cao nhất đạt 65 độ C vào giữa trưa ngày nắng to.
Kết quả cho thấy, nhà sấy năng lượng mặt trời đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm, vì không có côn trùng hay tạp chất. Sản phẩm ăn ngon, ngọt hơn. Tuy sấy năng lượng mặt trời mất nhiều thời gian hơn sấy than nhưng sức khỏe của công nhân được đảm bảo và cũng an toàn hơn cho môi trường”.
Theo Phó Trưởng Đại diện dự án GREAT tại Việt Nam, bà Vũ Thị Quỳnh Anh, công trình này là 1 trong 5 nhà máy sấy năng lượng mặt trời sẽ được xây dựng tại Sơn La và Lào Cai, trong khuôn khổ tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo trị giá 1 triệu đô la Australia của GREAT và hơn 227,000 đô la Australia vốn đối ứng của các đối tác. Sẽ có hơn 7.400 phụ nữ, trong đó có hơn 5.500 phụ nữ dân tộc thiểu số hưởng lợi từ các mô hình nhà sấy này.
Quỹ này cũng đã và đang giúp thực hiện 3 sáng kiến kỹ thuật khác gồm phổ cập ứng dụng điện thoại hỗ trợ giám sát quản lý chất lượng chè theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; và phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử cho nông sản địa phương. Tổng số phụ nữ địa phương hưởng lợi lên tới hơn 8,300 trong các dự án.
“Tiêu chí lựa chọn dự án để tài trợ của chúng tôi dựa trên mức độ đổi mới sáng tạo, tác động tiềm năng của dự án, tính bền vững, khả năng nhân rộng cũng như năng lực của đối tác,” chị giải thích.
Theo scp.gov.vn
lên đầu trang