Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 19/04/2024 | 21:36

Thứ sáu, 19/04/2024 | 21:36

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 08:17 ngày 16/05/2023

Nghiên cứu khả năng cơ giới hóa khấu than tại các vỉa dốc đứng trên 45 độ, chiều dày 3-6m cho vùng Quảng Ninh

Tóm tắt:
Trải qua hơn bốn thập kỷ nghiên cứu áp dụng cơ giới hóa (CGH) khai thác than hầm lò, đến nay, công nghệ này đã cơ bản có hiệu quả đối với các vỉa dốc đến nghiêng. Để áp dụng hiệu quả với các vỉa có góc dốc trên 45o vẫn là một thách thức lớn. Trữ lượng huy động các vỉa dốc trên 45o, chiều dày từ 3 - 6m xấp xỉ 30 triệu tấn phân bổ trên nhiều khu vực ở Quảng Ninh, do đó việc tăng mức độ khai thác bằng cơ giới cho các khu vực này là hết sức cần thiết để giảm sức lao động, đảm bảo an toàn, đồng thời cũng là mục tiêu nâng cao mức độ khai thác than bằng cơ giới hóa của Tập đoàn than khoáng sản - Vinacomin trong nhiều năm nay.
Khi vỉa dốc càng lớn thì trọng lực phân bố thành lực tiếp tuyến càng lớn, đây là nguyên nhân gây ra xô đổ không gian chống của lò chợ. Mặt khác, sự biến động mạnh mẽ của chiều dày và góc dốc đòi hỏi các kết cấu chống, máy khấu phải linh hoạt khi chúng thay đổi cục bộ, bất ngờ. Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích cơ chế vận động của địa tầng, mức độ tác động của độ dốc để lựa chọn thiết bị và hệ thống khai thác phù hợp vớ loại hình vỉa trên.
Từ khóa: vỉa dốc đứng, địa tầng, giàn chống ZRY, măý khấu, công nghệ cơ giới hóa đồng bộ
(Ảnh minh họa: Báo Quảng Ninh)
Xem toàn bộ bài viết TẠI ĐÂY.
Tạ Dương Sơn1, Trần Minh Nguyên1, Tạ Văn Kiên2, Lê Minh Phương3
1Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (Vimluki)
2Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
3Công ty Tha Uông Bí - TKV
(Nguồn: Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh - Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022)
lên đầu trang