Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 20/04/2024 | 17:54

Thứ bảy, 20/04/2024 | 17:54

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 14:27 ngày 05/05/2023

So sánh kết quả xét nghiệm điện giải đồ trên hệ thống máy phân tích khí máu và hóa sinh tự động

Tóm tắt:
Xét nghiệm điện giải đồ thường được chỉ định trên lâm sàng, kết quả của xét nghiệm này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân tại các đơn vị điều trị tích cực (ICU). Bên cạnh yêu cầu về tính chính xác của kết quả xét nghiệm, thời gian trả kết quả xét nghiệm cũng cần rút ngắn nhất để đảm bảo công tác chăm sóc và điều trị. Hiện nay, tại phòng thí nghiệm có thể thực hiện xét nghiệm điện giải đồ trên 2 hệ thống là máy phân tích khí máu (ABG) và hóa sinh thường quy. Vậy sự tương quan về kết quả xét nghiệm điện giải đồ thực hiện trên 2 hệ thống này là như thế nào? 
Nghiên cứu được tiến hành trên 910 bệnh nhân có chỉ định đồng thời cả xét nghiệm khí máu động mạch và điện giải đồ tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Các mẫu bệnh phẩm khí máu được thực hiện phân tích thêm các chỉ số điện giải đồ trên hệ thống ABG. Kết quả điện giải đồ trên ABG và hóa sinh tự động có mối tương quan chặt chẽ (r: 0,751-0,874), tuy nhiên sự khác biệt vượt quá mức cho phép và phụ thuộc vào nồng độ của các chất điện giải trong máu. Trung bình khác biệt của các nồng độ Na+, K+ và Cl- trong máu lần lượt là 1,4254 [-4,233-7,084], -0,4874 [-1,337-0,363] và -0,8388 [-7,346-5,668]. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê và dẫn tới khác biệt trong chẩn đoán lâm sàng, chính vì vậy, các bác sỹ lâm sàng cần cân nhắc khi sử dụng các kết quả xét nghiệm này.
Từ khóa: điện giải đồ, máy hóa sinh tự động, máy khí máu.
Xét nghiệm bộ điện giải giúp bác sĩ theo dõi điều trị một số bệnh lý nhất định như tăng huyết áp, suy tim, bệnh lý gan và thận của người bệnh, giúp xác định nguyên nhân và điều trị để khôi phục lại sự cân bằng điện giải thích hợp của cơ thể. (Ảnh: www.vinmec.com/)

Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Nguyễn Thị Ngọc Lan1, 2*, Vũ Văn Quý1, 2, Lê Hữu Lộc1, 2
1Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 2Bộ môn Hóa sinh, Trường Đại học Y Hà Nội
(Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 5 - tháng 5/2022)
lên đầu trang