Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 05:08

Thứ sáu, 26/04/2024 | 05:08

Tin KHCN

Cập nhật lúc 07:26 ngày 27/06/2022

Đồng Nai phấn đấu thành lập mới ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số đến năm 2025

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là thúc đẩy việc hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ số ứng dụng thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật; củng cố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghệ số trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Ngoài ra, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới chuyên gia, các nhà tư vấn, các nền tảng số để thúc đẩy chuyển đổi số.
Đồng Nai phấn đấu có10 doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực giai đoạn 2022 - 2025. (Ảnh: https://baotintuc.vn/)
Kế hoạch cũng đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2025, tỉnh Đồng Nai định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp gia công, lắp ráp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông trên địa bàn tỉnh chuyển dịch sản xuất kinh doanh từ bị động về công nghệ số sang chủ động nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm công nghệ số. 
Giai đoạn 2022-2025, toàn tỉnh phấn đấu có ít nhất 05 doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới; 10 doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực. Sản phẩm phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp trong tỉnh đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh phục vụ hiệu quả các cơ quan, tổ chức và người dân.
Giai đoạn 2026-2030, toàn tỉnh phấn đấu có tối thiểu 08 doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới và trên 350 doanh nghiệp chuyên đôi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực, trong đó có các doanh nghiệp “Make in Vietnam” làm ra các sản phẩm công nghệ lõi, chủ lực trong chuyển đổi số, đô thị thông minh.
Đồng thời, có ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đáp ứng yêu cầu hỗ trợ xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số, phát triển kinh tế số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khấp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số của tỉnh.
Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đăng ký mới trong lĩnh vực công nghệ cung cấp các giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển kinh tế - xà hội đảm bảo đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn, đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, tư vấn về chuyển đổi số sẽ thực hiện chuyển đổi số thành công theo kế hoạch đặt ra của mỗi doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn.
Để đạt được các mục tiêu cụ thể nêu trên, Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xây dựng, hoàn thiện và triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách phát triển công nghệ số tại địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; phát triển doanh nghiệp công nghệ số; chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghệ số và chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xem chi tiết Kế hoạch TẠI ĐÂY.
Hà Nguyễn

lên đầu trang