Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 19/04/2024 | 22:49

Thứ sáu, 19/04/2024 | 22:49

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 11:02 ngày 23/03/2023

Nghiên cứu cải tiến giống lạc L14 bằng chiếu xạ tia gamma trên hạt khô

TÓM TẮT
Với mục tiêu tạo ra các biến dị mới, cải tiến theo hướng thay đổi màu sắc hạt, nâng cao năng suất, giống lạc L14 đã được chiếu xạ tia gamma (Co60) trên hạt khô ở các liều chiếu xạ 150, 180, 200, 220 và 250 Gy. Kết quả cho thấy, chiếu xạ tia gamma đã tạo ra hàng loạt các biến dị kiểu hình ở giống L14 với liều chiếu xạ có phổ biến dị rộng nhất là 220 và 250 Gy; tần số biến dị có xu hướng tăng theo chiều tăng liều chiếu xạ, đạt cao nhất ở 250 Gy ở thế hệ M1 và M2. Thế hệ M5, đã thu được 05 dòng đột biến có lợi cho chọn tạo giống mới gồm 04 dòng đột biến hạt đỏ (L14 có hạt màu hồng), chịu bệnh đốm nâu (điểm 3) tốt hơn L14 và 01 dòng năng suất cao hơn L14.
Từ khoá: Giống lạc L14, đột biến, chiếu xạ, tia gamma
Giống lạc L14 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ quần thể dòng QĐ5 nhập nội từ Trung Quốc. (Ảnh minh họa: https://khoahocphattrien.vn/)
Study on improvement of L14 peanut variety by Co60 gamma irradiation on dry seeds
Le Duc Thao, Le Cong Nong, Nguyen Van Manh, Pham Thi Bao Chung, Le Thi Anh Hong, Tran Thi Phuong Nhung
Abstract
With the goal of creating new variations towards changing grain color and improving yield, the peanut variety L14 was irradiated with gamma-rays (Co60) at doses of 150, 180, 200, 220 and 250 Gy on dry seeds. e results showed that a series of phenotypic variations were generated by irradiation doses of 220 and 250 Gy in L14 cultivar; the variation frequency tended to increase with the increasing radiation dose, reaching the highest at 250 Gy in the generations M1 and M2. 05 line mutants benecial for new breeding were selected in M5 generation, including 04 red-seed coats, better tolerance to brown spot disease (score 3) than L14 and 01 lines with the yield higher than L14.
Keywords: L14 peanut variety, mutation, irradiation, gamma-rays
Xem toàn văn bài viết TẠI ĐÂY.
Lê Đức Thảo1, Lê Công Nông2, Nguyễn Văn Mạnh1, Phạm Thị Bảo Chung1, Lê Thị Ánh Hồng1, Trần Thị Phương Nhung2
1Viện Di truyền Nông nghiệp, 2Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
(Nguồn: Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt Nam - số 05(138)/2022))

lên đầu trang