Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 29/03/2024 | 18:58

Thứ sáu, 29/03/2024 | 18:58

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 08:31 ngày 27/12/2022

Tuyên Quang đặt mục tiêu không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp cuối năm

Mới đây, Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch số: 03/KH-BCĐ về Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Kế hoạch).
Cụ thể, từ ngày 15/12/2022 đến 12/03/2023, Kế hoạch đề ra mục tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023.
Đồng thời, tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân. Tăng cường kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến cơ sở, tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao. Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023.
Cũng theo Kế hoạch, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch triển khai bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023. Huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở địa phương tham gia truyền thông về bảo đảm ATTP cho nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, quản lý ATTP tại nơi diễn ra Lễ hội; quản lý thực phẩm theo đặc thù địa phương; kịp thời công khai các trường hợp vi phạm quy định ATTP, phổ biến các cơ sở, cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng.
Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến các quy định về ATTP, kiến thức về ATTP; huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP trong dịp truớc, trong và sau tết, cũng như mùa Lễ hội Xuân 2023.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa, thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2023 tại Siêu thị Tuyên Quang. (Ảnh: baotuyenquang.com.vn/)
Ngoài ra, thông điệp “An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023” được các cơ quan chức năng nhấn mạnh là: Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy sản xuất ra những  sản phẩm  thực phẩm chất lượng, an toàn; Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng; Vì quyền lợi người tiêu dùng, hãy đấu tranh với các hành vi vi phạm ATTP; Không lạm dụng rượu, bia để Tết Quý Mão trọn niềm vui; Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; Đảm bảo ATTP, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.
Đối với người tiêu dùng cần biết cách chọn mua thực phẩm an toàn và cách chế biến thực phẩm an toàn; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng. Không nên mua, tích trữ, chế biến quá nhiều thực phẩm trong ngày tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng.
Đặc biệt, không lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; không uống  rượu khi không biết đó là rượu gì hoặc rượu không có nguồn gốc. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng...; dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; không ăn nấm đã bị dập nát, ôi thiu.
Trước Tết Nguyên đán Quý Mão, các đội kiểm tra liên ngành cấp tỉnh và các huyện, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung kiểm tra những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và trong các Lễ hội như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm... và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Kiểm soát thường xuyên những đầu mối sản xuất, nhập khẩu, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, cơ sở giết mổ, vận chuyển thực phẩm; đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử lý nghiêm minh các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố căn cứ theo Kế hoạch và tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế tổng hợp) để xem xét, giải quyết.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
An Nhiên
lên đầu trang