Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 28/03/2024 | 19:06

Thứ năm, 28/03/2024 | 19:06

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 15:50 ngày 10/03/2023

Quy định mới của EU về dư lượng arsen, hoạt chất isoxaben, novaluron và tetraconazole áp dụng trên nông sản, thực phẩm

Ủy ban Châu Âu ban EU ban hành Quy định mới số liên quan đến mức dư lượng tối đa (MRL) đối với hoạt chất isoxaben, novaluron và tetraconazole trong hoặc trên một nông sản thực phẩm.
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ cho biết, ngày 3/3/2023, Ủy ban Châu Âu ban EU ban hành Quy định mới số 2023/466 sửa đổi Phụ lục II, III và V của Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện và của Hội đồng Châu Âu liên quan đến mức dư lượng tối đa (MRL) đối với hoạt chất isoxaben, novaluron và tetraconazole trong hoặc trên một nông sản thực phẩm bao gồm các nhóm rau, củ, quả tươi và đông lạnh; nhóm các loại hạt, điều cà phê, chè, nhóm  sản phẩm gia vị, ngũ cốc, hạt có dầu và sản phẩm động vật trên cạn thịt các loại, trứng sữa, mật ong…
Mức MRL các hoạt chất trên các loại sản phẩm khác nhau từ 0,01 mg/kg. Tuy nhiên, EU cũng đưa ra mức quy định dư lượng MRL của một trong các hoạt chất trên từ 0,05 mg/kg, 0,07 thậm chí 1,5 mg/kg trong các nhóm sản phẩm như rau, củ rau gia vị, thịt và nội tạng động vật. Năm 2023, EU tập trung sửa đổi rất nhiều các quy định MRL tại Quy định (EC) số 396/2005.
Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 26/9/2023.
Cùng ngày 3/3/2023, Ủy ban Châu Âu ban EU cũng ban hành Quy định mới số  (EU) 2023/465 sửa đổi Quy định (EC) số 1881/2006 liên quan đến mức MRL asen tối đa trong một số loại thực phẩm.
Cụ thể Quy định Mức dư lượng Ascen đối  với gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo, thực phẩm dinh dưỡng trẻ em, nước hoa hoa quả, sản phẩm hoa quả cô đặc, muối. Ngưỡng MRL Ascen dao động từ 0,01 đến 0,15 mg/kg sản phẩm. Quy định này áp dụng trực tiếp trên tất cả các thành viên EU và có hiệu lực từ ngày 26/3/2023.
Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) trong đó có EVFTA được thực thi đã tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao hơn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của EU theo EVFTA. Nhưng, xu hướng tiêu dùng xanh, sạch của thị trường EU ngày càng gắt gao, xuất khẩu nông sản sang EU đối diện với thách thức mới. Do đó doanh nghiệp cần theo dõi sát những thay đổi của thị trường để thực hiện.
Để các nông sản Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hạn chế xuất khẩu thô, nâng cao năng lực chế biến.
Theo Tạp chí Công Thương
lên đầu trang