Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 20/04/2024 | 19:13

Thứ bảy, 20/04/2024 | 19:13

Đo lường chất lượng

Cập nhật lúc 10:25 ngày 11/05/2023

Chương trình đảm bảo đo lường giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Kể từ khi triển khai, nhiều nhiệm vụ của Đề án 996 bắt đầu mang lại kết quả tích cực. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo đo lường thông qua công tác kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được đẩy mạnh, có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành
Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 996). Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò được giao đầu mối, chủ trì triển khai Đề án 996.
Theo đó, một trong các mục tiêu chung của Đề án là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp.
Ông Trần Qúy Giầu - Vụ trưởng Vụ Đo lường, Tổng cục TCĐLCL.
Ông Trần Qúy Giầu - Vụ trưởng Vụ Đo lường, Tổng cục TCĐLCL cho biết, thời gian qua, theo nhiệm vụ được giao, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành một số văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
Quyết định số 82/QĐ-BKHCN ngày 16/01/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030. Theo đó xác định rõ công việc, tiến độ, phân công cụ thể đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 996;
Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 Phê duyệt “Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; 
Quyết định số 2783/QĐ-BKHCN ngày 13/10/2020 về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13187:2020 Phòng thí nghiệm đo lường - Tiêu chí đánh giá năng lực đo lường; Quyết định số 510/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2021 “Hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp”...
Những kết quả tích cực
Hoạt động đo lường giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ảnh minh họa.
Vụ Đo lường cho biết, kể từ khi triển khai, nhiều nhiệm vụ của Đề án bắt đầu mang lại kết quả tích cực, cụ thể như: Các địa phương đều có hoạt động tuyên truyền trên đài phát thanh - truyền hình địa phương, cổng thông tin điện tử và Sở Khoa học và Công nghệ; Công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo đo lường thông qua công tác kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được đẩy mạnh, có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 
Nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai Chương trình đảm bảo đo lường với hình thức đa dạng, đổi mới cách thức thực hiện; Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đo lường tăng mạnh số lượng học viên, doanh nghiệp tham gia với nhiều nội dung đổi mới, sát với thực tế.
Để phát huy kết quả đạt được trong năm tới phương hướng cần tập trung nhân rộng mô hình xây dựng và áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp ở một số địa phương, bộ, ngành trong đó ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực điện, nước, xăng dầu, sản xuất hàng đóng gói sẵn; Tập trung đào tạo tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn xây dựng và áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp, hình thành đội ngũ chuyên gia tư vấn ở các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh triển khai chương trình so sánh liên phòng đối với phép đo hiệu chuẩn chuẩn đo lường, phương tiện đo; Tăng cường kiểm tra, thanh tra, rà soát năng lực của các tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo chuẩn đo lường; Phối hợp chặt chẽ các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp để xác định nhu cầu, vận động, giới thiệu doanh nghiệp tham gia Chương trình đảm bảo đo lường; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 996; Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền; tăng cường hoạt động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ các doanh nghiệp điển hình.
Nguồn: vietq.vn/
lên đầu trang