Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 28/03/2024 | 15:05

Thứ năm, 28/03/2024 | 15:05

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 10:58 ngày 29/07/2019

Áp dụng thành công Lean giúp doanh nghiệp loại bỏ lãng phí

Lean là phương pháp sản xuất tinh gọn, do Hãng Toyota Nhật Bản khởi xướng áp dụng với tên gọi TPS -Toyota Production System từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sản xuất tinh gọn chính là chiến lược sản xuất dựa vào kĩ thuật của hệ thống sản xuất Toyota. Chiến lược sản xuất yêu cầu người lao động tham gia vào các cải tiến nhỏ để loại bỏ hao phí, tăng chất lượng và nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Vì Lean loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử sản xuất và cân bằng chuyền kém nên Lean đặc biệt thích hợp cho các công ty chưa có hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hoặc chưa có hệ thống để hoạch định yêu cầu vật tư (MRP), lịch sản xuất hay điều phối sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì trên thực tế, nhiều công ty tư nhân ở Việt Nam đang hoạt động dưới mức công suất khá đáng kể, hoặc thường giao hàng không đúng hẹn do các vấn đề trong hệ thống quản lý và lên lịch sản xuất.
Áp dụng Lean nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất 
Áp dụng Lean nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng “tinh gọn” – không có lãng phí, rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng.
Tại Tổng công ty may Hưng Yên, sau khi áp dụng Lean cho 1 chuyền mới hoàn toàn, chỉ sau 3 tuần kết quả năng suất cuối ngày tăng 21% so với chuyền thường.
Nếu như tại Tổng công ty may Hưng Yên, công việc sản xuất tại các dây chuyền cắt, may thường luôn bận rộn nhưng đạt hiệu quả không cao thì khi áp dụng Lean đã triệt tiêu lãng phí một cách đáng kể, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, giảm giờ làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Hay tại Công ty May Nhà Bè, Lean đã tạo điều khiện cho Công ty lập kế hoạch, tính toán chính xác công đoạn phù hợp tiến độ sản xuất, giảm thiểu nguyên phụ liệu, hàng tồn. Xí nghiệp 2 (nới áp dụng Lean) cũng tiết kiệm chi phí trong quản lý, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm giờ làm 1 giờ/ngày cho công nhân, giảm hàng tồn từ 30 sản phẩm xuống còn 3 sản phẩm, hàng lỗi giảm từ 20% xuống còn dưới 3%, thu nhập người lao động tăng từ 10-15%.
Nhờ đổi mới phương pháp sản xuất tiên tiến, Tổng công ty May Nhà Bè đã làm tốt công tác “bảo trì năng suất tổng thể”. Theo đó, việc vận hành máy móc tại phân xưởng do người vận hành thực hiện, việc bảo dưỡng máy do bộ phận chuyên trách đảm nhận. Phương pháp này đã ngăn chặn sự xuống cấp của thiết bị, bảo đảm hệ số kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tại Toyota Bến Thành qua quá trình áp dụng Lean đã giảm thiểu đáng kể quy trình dịch vụ bảo trì xe từ 240 phút xuống chỉ còn 40 – 50 phút cho mỗi xe.
Theo VietQ
lên đầu trang