Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 19/04/2024 | 00:25

Thứ sáu, 19/04/2024 | 00:25

Chính sách

Cập nhật lúc 08:11 ngày 11/09/2019

Quảng Bình: Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh

Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) có tác động mạnh mẽ tới quá trình toàn cầu hóa. Những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia.
Trên thế giới hiện nay cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt cùa đời sống xã hội loài người. Minh chứng cho sự vận động đó là rất nhiều quốc gia đang hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như một động lực nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất. Theo đó, KH&CN đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu; biểu hiện sức mạnh của mỗi quốc gia tùy thuộc phần lớn vào nănệ lực, trình độ KH&CN quốc gia; lợi thế về nguon tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn, vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Chính khoa học là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật cùa tự nhiên, xã hội, tư duy để tạo ra những sản phẩm mà con người mong muốn. Nghiên cứu khoa học là hình thái để đưa ra một hệ thống tri thức về sự vật, giúp cho con người một cồng cụ nhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác biệt về bản chất giữa một sự vật này với một sự vật khác. Để có cuộc sống hiện đại, văn minh như ngày hôm nay tất cả chúng ta đều phải xuất phát từ những nghiên cửu khoa học và ứng dụng nghiên cứu đó vào thực tiễn đời sống xã hội.
Hội đổng Khoa học tổ chức buổi nghiệm thu của một nghiệm vụ KH&CN cấp tỉnh Ảnh:TL 
Từ những lợi ích của nghiên cửu khoa học, trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học đã được chú trọng, thể hiện qua số lượng nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn các tỉnh không ngừng tăng lên, kèm theo đó hệ thống văn bản hỗ trợ công tác quản lý ngày càng được hoàn thiện. Rất nhiều nhiệm vụ khoa học được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả xã hội cao, là luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp thiết yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội của các địa phưong. Bên cạnh đó những lợi thế đạt được thì công tác quản lý và triển khai nhiệm vụ KH&CN vẫn còn một số bất cập như: việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN vẫn chưa phân bố đồng đều giữa các lĩnh vực, sự chênh lệch giữa các nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ; chất lượng một số nhiệm vụ KH&CN chậm tiến độ và chưa có khả năng ứng dụng và nhân rộng vào thực tiễn còn yếu. Với những hạn chế trên dẫn đến kết quả nghiên cứu nhiều nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh vẫn chưa được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân dẫn đến các công tác quản lý và triển khai nhiệm vụ KH&CN chưa phát huy được theo chúng tôi là do những nguyên nhân chính sau đây:
- Việc xác định các nhiệm vụ KH&CN gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo thị trường và khả năng ứng dụng, vấn đề xác định tính chất, mức độ, phạm vi để tránh trùng lắp với các nhiệm vụ KH&CN hoặc các chương trình kinh tế - xã hội khác thuộc các ngành, các cấp từ trung ương đến cơ sở... Người đề xuất triển khai chỉ đề xuất những cái cá nhân mình đang có mà chưa bám sát vào cái mà nhu cầu xã hội đang cần.
- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ cấp tỉnh mới mang tính tổng quát, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực; cá nhân chuyên môn này đánh giá nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khác nên chất lượng một số nhiệm vụ đề xuất triển khai thực hiện không đạt hiệu quả cao.
- Số lượng nhiệm vụ nghiên cứu tuy nhiều, nhưng quy mô nhỏ. Các nhiệm vụ thường chỉ giải quyết những vấn đề đơn lẻ, chuyên biệt, phục vụ chủ yếu cho một ngành, một cơ sở, đơn vị.
- Việc ứng dụng kết quả các nhiệm vụ KH&CN, nhân rộng mô hình chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều ngành, cơ quan chỉ chú trọng thực hiện chứ chưa quan tâm đến ứng dụng, tổ chức triển khai vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Nguồn kinh phí hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu từ ngân sách nhà nước còn hạn chế nên việc triển khai ứng dụng nhiều nhiệm vụ còn khó khăn.
Để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, triển khai và ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN, phát huy vai trò KH&CN là nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cá nhân tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, giải pháp hoàn thiện công tác đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN:
- Cần thành lập Hội động xác định danh mục nhiệm vụ KH&CN theo lĩnh vực và Hội đồng này do Sở KH&CN chủ trì trước khi tổng hợp trình Hội đồng xác định nhiệm vụ cấp tỉnh để xác định đúng danh mục nhiệm vụ KH&CN thực hiện trong năm tới bám sát đúng các định hướng chiến lược phát triển của từng ngành trong giai đoạn đó và bám sát chiến lược phát triểnKH&CN.
- Cần lựa chọn đơn vị, cá nhân có chuyên môn sâu, có uy tín trách nhiệm làm cơ quan chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ.
Hai là, giải pháp đối với các tổ chức, cá nhân là đơn vị chủ trì và chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ
- Phải bám sát nội dung hợp đồng và thuyết minh đề tài, dự án đã ký kết và phê duỵệt để thực hiện các nội dung theo đúng Họp đồng và đúng tiến độ.
- Quá trình triển khai thực hiện cần phải phân công cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ.
- Cần thống nhất Chủ nhiệm và Thư ký nhiệm vụ là người thuộc Cơ quan chủ trì để dễ dàng quản lý. Chỉ thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ là người ngoài cơ quan chủ trì.
- Định kỳ phải có họp xem xét nội dung triển khai thực hiện để đánh giá mức độ hoàn thành so với tiến độ đề ra.
- Gắn kết mức độ hoàn thành công tác nghiên cứu đề tài, dự án vào đánh giá thi đua cuối năm để phát huy hơn nữa tinh thần tự giác thực hiện.
Ba là, giải pháp nâng cao chất lượng quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN
- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính
+ Đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với hoạt động KH&CN phù hợp với đặc thù của lĩnh vực KH&CN theo quy định hiện hành, cần đơn giản hoá các thủ tục giải ngân, thủ tục thanh quyết toán, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học, chủ nhiệm đề tài chuyên tâm nghiên cứu về chuyên môn, tạo ra sản phẩm khoa học tốt nhất bằng cách khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án.
+ Đẩy mạnh cơ chế đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ KH&CN và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm KH&CN cuối cùng theo kết quả đầu ra.
+ Xây dựng cơ chế đặc thù trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN.
+ Hình thành cơ chế đánh giá độc lập, tư vấn, phản biện đối với các hoạt động KH&CN.
- Quá trình tuyển chọn, đánh giá nhiệm vụ KH&CN phải thực hiện theo đúng quy trình. Trong đó yêu cầu đối với các Hội đồng khoa học phải chọn chuyên gia có chuyên môn. Khuyến khích áp dụng Hội đồng đánh giá trực tuyến thông qua việc liên kết thành lập Hội đồng giữa các địa phương.
- Phê duyệt cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ phải đảm bảo đúng chuyên môn và có đủ năng lực (con người; cơ sở vật chất; thời gian; vốn đối ứng - đối với dự án).
- Các Hội đồng tư vấn xác định danh mục đề tài, dự án; Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp phải thực hiện công minh và minh bạch. Việc đánh giá của các thành viên Hội đồng phải khách quan nhằm đưa ra kết quả cuối cùng chính xác.
- Hoạt động kiểm tra nhiệm vụ phải bám sát nội dung và tiến độ thực hiện. Đoàn kiểm tra phải rà soát thật kỹ các nội dung đã thực hiện so với yêu cầu cần đạt được.
- Phải đưa ra quy chế thưởng phạt đối với các trường hợp thực hiện đề tài, dự án tốt hoặc không đảm bảo yêu cầu. Trong đó, phải xác định quy chế đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng sẽ không được tham gia trong một khoảng thời gian từ 3 năm đến 5 năm.
Bốn là, giải pháp đối với công tác nghiệm thu và ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN
- Hội đồng nghiệm thu phải thực hiện công minh và minh bạch. Việc đánh giá của các thành viên Hội đồng phải khách quan nhằm đưa ra kết quả cuối cùng chính xác.
- Thành lập cơ sở dữ liệu về các chuyên gia KH&CN để làm cơ sở trong việc lựa chọn thành viên các Hội đồng, cần có liên kết trong việc thành lập Hội đồng giữa các địa phương để tránh tình trạng cả nể trong quá trình đánh giá.
- Tất cả các nhiệm vụ đưa vào triển khai thực hiện phải có cam kết ứng dụng, phải thực hiện báo cáo định kỳ tình hình triển khai ứng dụng. Trong trường hợp cơ quan chủ trì và chủ nhiệm không thực hiện cần phải bổ sung vào quy định xử lý không cho triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài, dự án mới.
Nhà nước cần hỗ trợ vốn trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN, trước mắt cần hỗ trợ một phần tài chính cho các đề tài, dự án đạt thành tích xuất sắc để nhân rộng mô hình, tuyên truyền quảng bá tạo thương hiệu, tạo sức lan tỏa lớn về các kết quả đề tài, dự án cộng đồng.
Đào Thị Hồng Lý
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình
lên đầu trang